Chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng các phương pháp dân gian

Chữa hăm cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả mà không gây dị ứng da cho bé là điều bận tâm của nhiều bà mẹ. Ngày xưa, ông bà ta có rất nhiều phương pháp dân gian chữa hăm cho trẻ sơ sinh rất tốt và hiệu quả, mà không cần phải dùng đến các loại thuốc Tây y được bán như hiện nay. 

banner ads

Nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh thường bị hăm ở mông hay ở hăm háng là do mang đóng tã hàng ngày. Việc đóng tã quá chật hay bé tiểu tiện mẹ không thay tã mới cho bé ngay cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Do đó, các bạn nên cận thẩn trong việc đóng tã cho trẻ. Yeutre.vn xin giới thiệu một số phương pháp chữa hăm đơn giản cho trẻ sơ sinh để các mẹ trẻ tham khảo nhé!

chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian rất hiệu quả
Chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian mang lại hiệu quả cao - Ảnh Internet

1. Chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá khế

Lá khế là một loại thảo dược thiên nhiên có vị chát, lành tính. Tác dụng của lá khế là đặc trị những vết lở loét, mụn nhọt, mẩn đỏ trên da.

Chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng cách sử dụng khế.
Tắm nước lá khế giúp chữa hăm cho trẻ sơ sinh - Ảnh Internet

Cách thực hiện:

  • Chọn lá khế còn xanh, không quá non cũng không quá già, lá không được sâu. Sau đó, rửa sạch với nước.
  • Cho lá vào nồi nước sôi, đun lên, để nguội, lấy phần nước còn bả không dùng tới.
  • Khi tắm, mẹ tắm nước khế lên da bé để da bé sạch bụi, và tắm đến chỗ bé bị hăm. Tiếp theo, hãy tắm lại cho bé bằng nước ấm. Tắm xong, lau khô cho bé tránh bị ẩm có thể khiến bé lâu lành.
  • Nên tắm cho bé 3 lần một tuần, đảm bảo sẽ chữa hăm cho trẻ sơ sinh nhà bạn với hiệu quả trông thấy

2. Chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không

Lá trầu không được nhiều người biết trong tục ăn trầu, là một loại thực vật thuộc họ nhà tiêu, có vị cay, mùi thơm nồng. Lá trầu không cũng có tác dụng chữa hăm cho trẻ sơ sinh do lá có tính sát khuẩn rất cao. Thực tế, nếu trẻ bị hăm, mẹ chỉ cần cho trẻ tắm lá trầu không vài lần, tình trạng hăm sẽ khỏi hẳn.

Dùng lá trầu để chữa hăm cho bé.
Lá trầu có tác dụng diệt khuẩn, giúp chữa hăm cho bé sơ sinh - Ảnh Internet

Cách thực hiện:

  • Các mẹ hái lá trầu không, nhớ chọn lá còn xanh mướt, không úa, sâu, chọn từ 3 – 4 lá. Sau đó, các mẹ đem rửa sạch và ngâm với nước muối loãng để được kháng khuẩn.
  • Sau khi rửa sạch nên cắt thật nhỏ.
  • Chuẩn bị nồi đổ đầy 1 lít nước, cho lá trầu vào lút nước và đun sôi khoảng 15 phút.
  • Mẹ chắt lấy nước, để nguội rồi rửa lên vết hăm của bé. Sau đó, tắm lại bằng nước sạch sẽ chữa hăm cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả.
  • Tắm cho bé hàng ngày giúp bé mau lành.

3. Chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá chè xanh

Lá chè xanh hay trà xanh thuộc loại cây cơ vừa cao tầm 1 – 6 m.  Lá chè xanh có tác dụng diệt khuẩn , giúp vết thương mau khô và chóng lên da non.

Chữa hăm cho bé bằng lá trà xanh.
Lá chè xanh là phương thuốc dân gian chữa hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả - Ảnh Internet

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá chè xanh rồi để ráo nước.
  • Đun 1 lít nước sôi rồi cho lá chè xanh vào đun cùng.
  • Đun khoảng 10 phút thấy nước sôi trở lại thì tắt bếp.
  • Để nước nguội còn ấm thì rửa nước lá vào vùng hăm của trẻ.
  • Lau khô vùng da vừa rửa rồi mặc quần áo thoáng mát cho bé.
  • Nên rửa cho bé từ 2 – 3 lần. Sau 2 ngày, mẹ sẽ thấy các triệu chứng mẩn đỏ không còn.

4. Khi trẻ bị hăm tã, mẹ nên lưu ý điều này

  •  Các mẹ không đóng tã cả ngày  cho bé, chỉ đóng tã vào ban đêm để bé ngủ ngon. Các mẹ cũng nên lựa chọn loại bỉm mỏng, thông thoáng, thấm hút cao để giảm hăm cho trẻ.
Không mặc bỉm hoặc chọn loại bỉm khô thoáng cho bé để tránh bị hăm.
Chọn bỉm mỏng, khô thoáng để con thoải mái và không bị hăm - Ảnh Internet
  • Nếu trời nắng, nóng ban ngày; mẹ không cần mặc tã cho bé, chỉ cần lót dưới mông bé một tấm vải mỏng để thấm khi bé tiểu tiện.
  • Thỉnh thoảng nhấc mông bé lên cho thoáng khí
  • Không dùng khăn ướt lau cho bé khi bé bị hăm. Sau khi đi tiêu, mẹ rửa sạch bằng nước ấm rồi thấm khô nhẹ nhàng bằng khăn mềm. Nếu bé tè thì nhúng khăn mềm vào nước ấm rồi lau nhẹ nhàng cho bé, rồi lau thấm lại bằng khăn khô sạch.
  • Giữ vệ sinh tay chân sạch sẽ khi thay tã cho bé.
  • Trong quá trình chữa hăm cho trẻ sơ sinh, các mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh. Nếu dùng thuốc phải được sự hướng dẫn và kê đơn của bác sĩ.

Bài viết trên đã cung cấp cho các mẹ các phương pháp dân gian chữa hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn, giúp các mẹ đỡ phần lo lắng khi bé bị hăm. Yeutre.vn hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ có ích cho mẹ trong việc khắc phục trình trạng hăm da của bé. Chúc các chị em luôn đảm đang và chăm con ngày càng khỏe mạnh.

Ngọc Huyền tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI