Hướng dẫn cách trị hăm tã cho trẻ bằng dầu dừa cực hiệu quả

Nếu sáng thức dậy, mẹ phát hiện bé bị hăm tã, đỏ ửng hai bên mông, đau rát và ngứa, chắc chắn mẹ sẽ vô cùng đau lòng và lo lắng nên trị hăm tã cho bé thế nào. Với cách điều trị hăm tã bằng dầu dừa dưới đây, mông bé sẽ xinh, hết hăm ngay nhé.

banner ads

1. Tác dụng của dầu dừa

46206-anh-dau-dua.jpg

Dầu dừa kháng viêm rất tốt

- Tính chất kháng viêm và kháng khuẩn giúp chống lại quá trình oxy hóa.

- Tăng sức đề kháng cho cơ thể. Chỉ cần một ngày 1 thìa dầu dừa, bạn có thể giúp cơ thể loại bỏ cholesterol thừa, bảo vệ gan.

- Có tác dụng trong việc trị nứt gót chân, chàm, viêm da. Trong đó dầu dừa rất an toàn cho trẻ sơ sinh, có tác dụng giảm ngứa, đau hay bong da ở trẻ sơ sinh.

Đặc biệt, khi trẻ bị hăm, sử dụng dầu dừa sẽ giúp giảm ngứa và phần da hăm sẽ không còn khiến trẻ đau rát, khó chịu nữa.

2. Hướng dẫn sử dụng dầu dừa trị hăm cho trẻ

46199-huong-dan-me-cach-massage-giu-am-cho-be-trong-ngay-lanh-1.jpg

Các bước trị hăm tã bằng dầu dừa

Chuẩn bị:

  • Chậu tắm, khăn mềm để lau khô người.
  • Dầu dừa nguyên chất

Thực hiện:

- Bước 1: Mẹ cần tắm cho trẻ bằng nước ấm sạch sẽ trước khi thoa dầu dừa.

- Bước 2: Lau khô người, đặt bé nằm trên mặt phẳng, sau đó lót một tấm vải chống thấm và bôi dầu dừa cho thấm vào vùng da bé bị hăm. Ngay sau khi mẹ bôi dầu dừa vào vùng da hăm, bé sẽ cảm thấy vô cùng dễ chịu. Cảm giác ngứa ngáy sẽ giảm dần, sau đó là mất hẳn.

- Bước 3: Sau 15 phút thoa dầu dừa, mẹ lại rửa sạch mông bé bằng nước ấm. Mẹ lưu ý nên sử dụng khăn mềm, lau nhẹ nhàng để tránh làm bé đau.

Đối với trẻ bị hăm lâu ngày, mẹ cần kiên trì bôi nhiều ngày mới khỏi. Vì dầu dừa được chiết xuất từ thiên nhiên nên công dụng thường chậm hơn so với các loại thuốc tây. Đối với bé mới bị,vết hăm ít và nhỏ,chưa loang thì dầu dừa có thể giúp tình trạng bệnh nhanh chấm dứt.

3. Phòng hăm tã ở trẻ

Mẹ cần phải lên kế hoạch phòng hăm tã ở trẻ, đặc biệt trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi thường xuyên phải đeo bỉm, tã.

- Nên thay bỉm tã thường xuyên, ít nhất 4 giờ/lần.

- Tắm rửa, vệ sinh mông sạch sẽ trước khi mặc tã để phòng vi khuẩn sinh sôi.

- Mẹ nên để mông bé được thoáng thường xuyên, giúp bé có thể thoải mái vận động, vui chơi và không lo bị hăm da.

- Hạn chế sử dụng các loại phấn rôm, chất massage bằng hóa chất vì có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông khiến da trẻ không được thông thoáng và dễ bị hăm.

- Vệ sinh mông sạch sẽ sau khi trẻ đi đại tiện hoặc tiểu tiện.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI