Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày, khi nào là bất thường?

Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày, khi nào bình thường khi nào bất thường? Hẳn đây sẽ là chủ đề mà hấu hết chị em phụ nữ đều quan tâm. Vì, một chu kỳ kinh nguyệt không chỉ gắn với độ dài ngắn, mà các biểu hiện kèm theo cũng có thể giúp cho mọi người theo dõi sức khỏe của mình được tốt hơn. 

banner ads
Chu kỳ kinh nguyệt dài bao nhiêu ngày
Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là điều hầu hết chị em phụ nữ đều quan tâm. Ảnh Internet 

1. Chu kỳ kinh nguyệt dài bao nhiêu ngày?

Chu kỳ kinh nguyệt dài bao nhiêu ngày sẽ tùy thuộc ở thể trạng mỗi phụ nữ và không hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, người ta tìm thấy mức độ phổ biến nhất của một chu kỳ kinh nguyệt bình thường ở phụ nữ nói chung như chi tiết như dưới đây:

  • Độ dài của chu kỳ kinh nguyệt : Chu kỳ kinh nguyệt dài trung bình phổ biến là 28-30 ngày. Cũng có những chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 24-26 ngày và cũng có chu kỳ dài hơn là 32-35 ngày.
  • Tính chu kỳ kinh nguyệt : Chu kỳ kinh nguyệt sẽ được tính từ ngày bắt đầu hành kinh của chu kỳ này đến ngày bắt đầu hành kinh của chu kỳ tiếp theo.
  • Thời gian hành kinh : Độ dài những ngày hành kinh hay chảy máu phổ biến nhất là 3-5 ngày. Cũng có trường hợp hành kinh từ 2-7 ngày và có thể dài hơn đến khoảng 10 ngày.
  • Lượng máu kinh : Thông thường phụ nữ bị chảy máy nhiều nhất vào ngày đầu hành kinh hoặc sang ngày thứ 2 hành kinh.Trung bình phổ biến nhất, một phụ nữ sẽ mất từ 2-6 thìa máu trong một chu kỳ.
  • Tình trạng máu kinh : Khi hành kinh có thể xuất hiện máu đông ở ngày đầu hành kinh hoặc ngày thứ 2. Và, tình trạng máu đông xuất hiện ở chu kỳ kinh nguyệt bình thường có kích thước không lớn. 
Thời gian hành kinh 5 ngày
Độ dài những ngày hành kinh phổ biến là 3-5 ngày. Ảnh Internet 

2. Một số thay đổi liên quan đến kỳ kinh

Chu kỳ kinh nguyệt của những người khỏe mạnh bình thường diễn ra đều đặn. Tuy nhiên, đôi khi cũng có một số tác động khiến cho sự lặp lại này có chút thay đổi nhưng vẫn được xem là bình thường chẳng hạn như:

  • Xuất hiện tình trạng trễ kinh hoặc sớm hơn (so với chu kỳ bình thường trước đó) vài ngày
  • Mất một kỳ kinh nhưng sau đó trở lại bình thường. 
  • Chu kỳ có lượng máu ra ít hoặc nhiều hơn bình thường một chút.

Hầu hết những thay đổi trên không diễn ra thường xuyên mà chỉ thỉnh thoảng xuất hiện, thì được xem là bình thường và không đáng lo ngại.

Nguyên nhân tác động làm thay đổi hay xáo trộn tạm thời này có thể do:

  • Bạn quá căng thẳng, lo âu, gặp cú shock nào đó, mệt mỏi, làm việc quá sức,...
  • Do bạn gặp vấn đề nào đó liên quan đến sức khỏe như bị viêm đường tiết niệu, bệnh thận, tiểu đường,... 
Phụ nữ căng thẳng
Căng thẳng có thể làm thay đổi kỳ kinh của bạn. Ảnh Internet 

3. Triệu chứng tiền kinh nguyệt

Đề cập đến chu kỳ kinh nguyệt dài bao nhiêu ngày nói riêng hay chu kỳ kinh nguyệt nói chung, chắc chắn chúng ta không thể không đề cập đến triệu chứng tiền kinh nguyệt. Vì đây cũng là những đặc điểm khá đặc trưng, báo hiệu cho một kỳ kinh mới chuẩn bị bắt đầu. 

Những triệu chứng tiền kinh nguyệt thường diễn ra 1-2 tuần trước ngày hành kinh. Và, một vài triệu chứng có thể diễn ra kéo dài đến hết khoảng thời gian hành kinh.

3.1. Các triệu chứng tiền kinh nguyệt phổ biến thường gặp

Mặc dù mỗi phụ nữ có thể sẽ trải qua các triệu chứng tiền kinh nguyệt không giống nhau, nhưng các triệu chứng phổ biến thường gặp là:

  • Đầy bụng
  • Tâm trạng cảm xúc dễ thay đổi, dễ xúc động, dễ mất bình tĩnh, dễ cáu gắt 
  • Cảm thấy bứt rứt khó chịu
  • Thèm ăn 
Phụ nữ ăn pizza
Thèm ăn là một trong các triệu chứng tiền king nguyệt thường gặp ở phụ nữ. Ảnh Internet 
  • Bụng đau lâm râm
  • Nổi mụn trứng cá ở mặt
  • Ngực căng tức
  • Mệt mỏi ngay cả khi không làm gì
  • Buồn ngủ 

Các triệu chứng trên có thể khiến cho chị em khó chịu. Tuy nhiên, những triệu chứng này thông thường đều diễn ra ở đa phần phụ nữ đều nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt cuộc sống hàng ngày. Chúng sẽ biến mất khi hành kinh hay khi những ngày hành kinh kết thúc. Dù thế, cũng có một tỉ lệ phần trăm phải chịu đựng hội chứng tiền kinh nguyệt với các triệu chứng nặng lên và có thể thành bệnh cần phải điều trị. 

3.2. Cách để vượt qua sự khó chịu của những ngày tiền kinh nguyệt

Theo dõi cơ thể, bạn có thể nhận biết rõ về các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Nhờ đó, bạn hoàn toàn có thể chủ động xoa dịu, làm giảm đi các triệu chứng khó chịu này. Mẹo rất đơn giản mà bạn có thể áp dụng như:

  • Ăn uống đúng bữa và đủ chất
  • Ngủ đủ giấc
  • Nghỉ ngơi hợp lý, thư giãn, tránh căng thẳng
  • Ăn nhạt, ít béo, hạn chế đồ dầu mỡ và thức uống nhiều caffeine
  • Chia bữa ăn thành bữa nhỏ hoặc có thể ăn ít ở bữa chính, ăn thêm các bữa phụ để bảo đảm đủ dinh dưỡng
  • Luôn bảo đảm lượng đường trong máu ổn định
  • Vận động nhẹ nhàng hay tập các bài tập nhẹ nhàng như tập yoga, Aerobic hay đi bộ
Phụ nữ ngủ ngon
Ngủ đủ giấc là một trong những cách giúp bạn giảm khó chịu do triệu chứng tiền kinh nguyệt gây ra. Ảnh Internet 

4. Những biểu hiện bất thường của chu kỳ kinh nguyệt mà bạn cần chú ý

Chu kỳ kinh nguyệt diễn ra bất thường cũng là tình trạng không hiếm gặp ở phụ nữ. Mặc dù có những thay đổi hay bất thường nhẹ có thể không nghiêm trọng, nhưng ngược lại cũng có những biểu hiện có thể liên quan đến tình trạng báo động nào đó mà bạn cần phải kiểm tra.

Liên quan đến tình trạng bất thường cần chú ý, nếu là các trường hợp điển hình như dưới đây thì bạn cần theo dõi và đi bác sỹ khám để tìm nguyên nhân:

  • Rong kinh : Là tình trạng những ngày hành kinh kéo dài trên 7 ngày, lượng máu ra nhiều và thường xuyên diễn ra.
  • Rong kinh rong huyết : Là tình trạng rong kinh kéo dài trên 15 ngày và không mang tính chu kỳ.
  • Cường kinh : Là tình trạng máu kinh ra nhiều kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Thiểu kinh : Là tình trạng máu kinh ra quá ít và ngắn chỉ kéo dài 1-2 ngày.
  • Máu đông bất thường : Trong những ngày hành kinh xuất hiện máu đông kích cỡ lớn hơn quả bóng golf.
  • Chu kỳ thường xuyên rối loạn : Chu kỳ không đều đặn mà thường xuyên rối loạn so với trước đó. 
Chu kỳ rối loạn
Nếu chu kỳ của bạn thường xuyên rối loạn, bạn nên đi bác sỹ để tham khám kiểm tra. Ảnh Internet 
  • Chu kỳ quá dài : Chu kỳ dài hơn 40 ngày lặp lại (chu kỳ trước đó đều đặn và ngắn hơn) hoặc dài đến 90 ngày nhưng không phải do mang thai.
  • Chảy máu nhiều : Nếu trong ngày hành kinh máu ra nhiều khiến bạn phải thay băng liên tục.
  • Đau bụng dữ dội khi hành kinh : Đây cũng có thể là biểu hiện liên quan đến bất thường nào đó đang diễn ra trong cơ thể bạn.
  • Chảy máu bất thường giữa các chu kỳ : Nếu bạn gặp tình trạng chảy máu giữa 2 chu kỳ thì đây cũng có thể là một dấu hiệu bất thường cần phải được thăm khám.
  • Triệu chứng tiền kinh nguyệt nặng : Triệu chứng tiền kinh nguyệt gặp ở đa phần phụ nữ. Tuy nhiên, có những trường hợp phải trải qua triệu chứng tiền kinh nguyệt nặng ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt. Nếu gặp phải, bạn nên đi thăm khám để được hỗ trợ điều trị. Giải quyết tốt và sớm sẽ giúp bạn tránh được các nguy cơ do hội chứng tiền kinh nguyệt gây ra như trầm cảm, rối loạn cảm xúc, hay một số rối loạn khác của cơ thể. 
Phụ nữ mệt
Nếu triệu chứng tiền kinh nguyệt của bạn nặng, bạn cũng nên gặp bác sỹ để có cách điều trị giảm bớt, nhằm tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt. Ảnh Internet 

Đến đây, chắc chắn rằng bạn đã nắm rõ và tổng quát nhất về vấn đề chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày. Ngoài độ dài, một số điểm liên quan cũng cho chúng ta thêm thông tin cần ghi nhớ, lưu ý cần thiết. Chuyên mục Kế hoạch có con  của Yeutre.vn tin rằng, bằng cách này, bạn có thể theo dõi chu kỳ kinh nguyệt chặt chẽ hơn và chăm sóc sức khỏe của mình mỗi ngày tốt hơn.

Cát Lâm tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI