Cho con bú có thể làm giảm mật độ xương của các mẹ sau sinh

Một nghiên cứu mới đây cho thấy cho con bú có thể làm giảm mật độ xương của các bà mẹ. Liệu bạn có thể làm gì để giảm bớt nguy cơ này và nên cho bé cai sữa từ bao nhiêu tháng?

banner ads

49168-cho-con-bu-1.jpg

Cho con bú bằng sữa mẹ vẫn có một số hạn chế nhất định

Như chúng ta vẫn biết, cho con bú bằng sữa mẹ đem lại rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên, đi kèm đó vẫn có một số hạn chế nhất định. Mới đây, một nghiên cứu cho thấy phụ nữ cho con bú bị giảm mật độ xương đáng kể. Điều này có nghĩa là hệ xương sẽ bị ảnh hưởng lâu dài từ việc cho con bú.

Con bú mẹ, mẹ giảm mật độ xương

Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Gothenburg ở Thụy Điển đã nghiên cứu mật độ xương của 95 phụ nữ trong giai đoạn từ cuối thai kỳ đến 18 tháng sau sinh và đem so sánh chúng với nhóm phụ nữ không mang thai hoặc không cho con bú. Kết quả cho thấy, trong 4 tháng đầu của thời gian hậu sản, mật độ khoáng của xương giảm ở hông, cột sống, thắt lưng và cẳng chân. Tuy nhiên, kết quả này chỉ ghi nhận ở bà mẹ đang cho con bú ít nhất 4 tháng. Đối với những bà mẹ cho con bú 18 tháng sau sinh, mật độ khoáng của xương trong ống chân thấp hơn so với thời điểm sinh. Tuy nhiên, một lần nữa, kết quả này chỉ ghi nhận ở những phụ nữ cho con bú ít nhất 9 tháng. Tác giả Petra Brembeck, một nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Sahlgrenska Academy cho biết đây là phát hiện mới và nó cho thấy một nguy cơ sức khỏe khác bên cạnh những lợi ích của việc cho con bú bằng sữa mẹ.

Vai trò của vitamin D

49170-cho-con-bu-3.jpg

Thiếu vitamin D không phải là nguyên nhân làm giảm mật độ xương ở bà mẹ cho con bú

Ban đầu, Brembeck cho rằng chính nồng độ vitamin D, vốn rất quan trọng cho sức khỏe của xương (vì nó giúp cơ thể hấp thu canxi) có thể đã bị giảm dần theo thời gian cho con bú. Thêm một yếu tố khác khiến Brembeck quy về vitamin D là do nguồn sữa mẹ ngày nay được cho là đang thiếu vitamin D nghiêm trọng. Nhưng khi Brembeck đo nồng độ vitamin D của nhóm đối tượng nghiên cứu lại không tìm thấy kết quả tương đồng với suy luận của mình. Brembeck cho biết "nhóm nghiên cứu không nhận thấy sự thay đổi nồng độ vitamin D trong năm đầu tiên cũng như không thể tìm ra mối liên quan giữa thời gian cho con bú và những thay đổi của nồng độ vitamin D suốt năm đầu tiên sau sinh".

Như vậy, nếu thiếu vitamin D không phải là lý do làm xương của các bà mẹ cho con bú bị suy yếu thì yếu tố nào đã tác động và gây ra tình trạng giảm mật độ xương?

Theo Brembeck "Các yếu tố quyết định quan trọng cho những thay đổi về khoáng chất của xương sau khi sinh có thể một phần liên quan đến trọng lượng cơ thể và thời gian cho con bú”. Thời gian cho con bú dài hơn sẽ càng làm giảm dần các khoáng chất trong xương. Như vậy, dường như phụ nữ cho con bú cần có thêm thời gian để mật độ xương trở về giá trị ngay sau khi sinh hoặc trước khi mang thai.

Làm sao để ngăn ngừa tình trạng giảm mật độ xương?

Kết quả nghiên cứu không khuyến khích bạn ngưng cho con bú vì nó không thể dẫn đến nguy cơ gãy sương trong cuộc sống sau này khi cho con bú một thời gian dài. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy các chất khoáng trong xương sẽ phục hồi sau khi ngưng cho con bú. Tuy nhiên, Brembeck cũng cho rằng hàm lượng canxi cao từ chế độ ăn uống và nguồn bổ sung có thể giúp chống lại các nguy cơ về xương sau sinh.

Do đó, trong thời gian phục hồi sau sinh, bạn cần phải bổ sung đủ canxi từ thực phẩm với các loại sữa và sản phẩm từ sữa, rau xanh và tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung canxi bằng đường uống.

Không chỉ vậy, tập thể dục cũng là một giải pháp hiệu quả nhằm củng cố hệ xương của bạn trong thời gian cho con bú. Lý giải điều này, Brembeck cho rằng khi trọng lượng cơ thể phù hợp với kết cấu xương sẽ làm giảm tải trọng lên toàn bộ khung xương.

Nghiên cứu này cần phải được mở rộng thêm để xem xét các tác động lâu dài của việc con bú đối với mật độ xương của các bà mẹ, nhất là khi Brembeck dùng phương pháp công nghệ cao mới nhất hiện nay được gọi là HR-pQCT để đo mật độ xương. Hiện tại, Brembeck cần theo dõi thời gian cho bú dài hơn 18 tháng để có những đánh giá cần thiết về mức độ phục hồi mật độ xương sau khi cai sữa cho con và những nguy cơ gãy xương trong cuộc sống sau này của các bà mẹ.

Yeutre.vn

Nguồn: FP

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI