Rất nhiều quyền lợi chính đáng của thai phụ sẽ bị bỏ phí nếu bạn không nắm rõ những thông tin về chế độ nghỉ thai sản. Nhưng mọi chuyện vẫn còn kịp nếu bạn nắm rõ những thông tin mới nhất về chế độ nghỉ thai sản 2017.
Chế độ thai sản trong thai kỳ
Trong chế độ nghỉ thai sản mới nhất, các bố mẹ sinh con trong năm 2017 sẽ biết được đầy đủ các khoản trợ cấp theo quy định và tính được khoảng thời gian nghỉ sinh.
Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng phải đợi đến ngày sinh thì mới được áp dụng chế độ thai sản. Tuy nhiên, theo quy định mới nhất, chế độ thai sản sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày đầu bạn phát hiện mình có thai. Như vậy, chế độ thai sản sẽ bao gồm suốt thời gian mang thai và nghỉ thai sản các tháng sau sinh. Trong đó, khoảng thời gian bầu bì, cá mẹ sẽ được quyền nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, mỗi lần nghỉ gồm 1 ngày công. Đối với những vùng sâu, vùng xa hoặc nơi chưa có điều kiện y tế đảm bảo, mẹ bầu còn có thể được nghỉ phép 2 ngày cho mỗi lần khám thai thay vì 1 ngày như thông thường.
Trong thời gian mang thai, khi mẹ bầu gặp các biến chứng nguy hiểm như sẩy thai, thai chết lưu, sinh non… sẽ được xem là trường hợp đặc biệt và được hưởng chế độ ưu tiên cụ thể như sau:
- Nếu sẩy thai dưới 1 tháng: được nghỉ phép 10 ngày;
- Nếu sẩy thai từ 1-3 tháng: được nghỉ phép 20 ngày;
- Nếu sẩy thai từ 40 ngày: được nghỉ phép 3-6 tháng;
- Nếu sẩy thai 50 ngày: được nghỉ phép từ 6 tháng trở lên (trong đó đã bao gồm bao gồm các ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hàng tuần).
Chế độ thai sản khi sinh con
Sau sinh, các mẹ được hưởng chế độ thai sản sẽ được trợ cấp các mức thai sản theo quy định và phù hợp với điều kiện cá nhân kèm theo thời gian nghỉ thai sản cụ thể như sau:
Thời gian nghỉ phép
- Trước và sau sinh, thời gian nghỉ phép tổng cộng của các mẹ là 6 tháng nhưng thời gian nghỉ trước khi sinh không được quá 2 tháng.
- Nếu mang thai đôi hoặc đa thai, từ bé thứ hai mẹ sẽ được tính thêm 1 tháng vào thời gian nghỉ.
- Trong những trường hợp cần được nghỉ thêm, mẹ có thể xin phép nghỉ không hưởng lương.
Đặc biệt, nếu thấy đủ sức khỏe để trở lại làm việc sớm hơn thời hạn nghỉ phép, mẹ vẫn được trợ cấp thai sản theo quy định, đồng thời được nhận thêm lương theo đúng ngày làm việc của công ty.
Mức trợ cấp thai sản
Mức hưởng trợ cấp thai sản theo quy định mới nhất bằng 100% tiền lương bình quân hàng tháng của 6 tháng liên tiếp trước khi sinh. Ngoài ra, các mẹ còn được hưởng trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi tương đương với 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi bé.
Hỗ trợ sau thời gian hưởng chế độ nghỉ thai sản
Kể từ ngày làm việc đầu tiên sau khi nghỉ thai sản, trong vòng 60 ngày, các mẹ có quyền xin phép công ty hoặc cơ quan nghỉ thêm nếu muốn hoặc sức khỏe chưa đủ hồi phục. Trong trường hợp này, mẹ được nhận 25% lương tối thiểu cho 1 ngày công nếu nghỉ tại nhà và 40% lương tối thiểu cho 1 ngày công nếu nghỉ tại cơ sở tập trung tức bệnh viện hoặc các cơ sở y tế.
- Trong trường hợp bình thường, các mẹ được phép nghỉ 5 ngày/năm
- Trong trường hợp sinh mổ, các mẹ được nghỉ tối đa 7 ngày/năm
- Trong trường hợp mang đa thai, các mẹ nghỉ tối đa 10 ngày/năm.
Chế độ thai sản cho chồng
Chế độ thai sản cho chồng trong năm 2017 sẽ tính theo luật mới được cập nhật từ ngày 1/1/2016. Theo đó, chế độ thai sản sẽ cấp thêm quyền lợi chính đáng cho các ông bố có vợ đang hưởng chế độ thai sản. Để đủ điều kiện hưởng quyền lợi, chồng phải đóng bảo hiểm xã hội trong 6 tháng liên tiếp và quyền hưởng “ké”này sẽ có hiệu lực trong vòng 30 ngày tính từ ngày đầu vợ sinh con. Cụ thể như sau:
- Với những trường hợp sinh thường: chồng được nghỉ 5 ngày
- Với những trường hợp sinh mổ, hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi: chồng được nghỉ 7 ngày
- Với những trường hợp sinh đôi: chồng được nghỉ 10 ngày và từ bé thứ 3 trở đi sẽ được nghỉ thêm 3 ngày cho mỗi bé.
- Riêng với những trường hợp sinh đôi phải sinh mổ sẽ được nghỉ 14 ngày.
Yeutre.vn (Tổng hợp)