Các nội dung khám sức khỏe định kỳ cho trẻ từ 1 - 3 tuổi

Trẻ từ 1 đến 3 tuổi cần phải được chăm sóc sức khỏe tốt nhất, và một trong những cách chăm sóc sức khỏe tốt cho trẻ là ba mẹ nên đưa con đi khám sức khỏe định kỳ.

banner ads

Theo đó, tùy từng độ tuổi, ba mẹ nên lưu ý những điểm sau để lập danh sách những thứ cần khám và hỏi thăm bác sĩ về sức khỏe của con mình nhé:

Trẻ 1 tuổi

16883-kham-suc-khoe-1-1406056073418.jpg

Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 1 tuổi ba mẹ nên lưu ý hỏi bác sĩ về chiều cao, sự phát triển các giác quan...

Trẻ ở độ tuổi này thường bắt đầu mọc răng sữa, cân nặng phát triển tương đối, các bộ phận trong cơ thể đã dần ổn định, hoàn thiện… Khi đi khám sức khỏe định kỳ cho trẻ trong giai đoạn này, ba mẹ nên hỏi bác sĩ về những điểm sau:

- Các chỉ số phát triển chiều cao, cân nặng của bé có ổn định không, có đạt chuẩn không, tốc độ đều đặn hay như thế nào…

- Kiểm tra sức khỏe tim mạch và hô hấp cho bé, nhịp tim bé có ổn định không, chức năng hô hấp thế nào…

- Các giác quan của trẻ, đặc biệt là mắt và tai có tốt không.

- Não bé phát triển ổn định không, bằng cách đo kích thước kích cỡ đầu.

- Bé cần chích ngừa những loại vắc xin nào, như viên gan B, viêm não Nhật Bản, thủy đậu, uốn ván, bại liệt, quai bị…

- Nhờ bác sĩ tư vấn về các loại thuốc bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết.

- Xét nghiệm máu để đề phòng trẻ bị thiếu máu.

- Một số vấn đề khác về thói quen sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi hàng ngày cho trẻ như thế nào là tốt nhất. Làm sao đề phòng những bệnh vặt cho trẻ hiệu quả, như cảm sốt, ho…

Trẻ 2 tuổi

16882-113427tre-di-kham-mui.jpg

Kiểm tra tai mũi họng cho trẻ 2 tuổi

Điểm nổi bật của trẻ 2 tuổi là bắt đầu chập chững biết đi, biết nói bập bẹ, cạnh đó vẫn là phát triển chiều cao, cân nặng, các chức năng khác có ổn định hay không… Ba mẹ nên quan tâm:

- Kỹ năng phát triển ngôn ngữ của trẻ như vậy ổn chưa, có điều gì cần can thiệp hay không.

- Kiểm tra dáng đi và khả năng phối hợp các động tác của trẻ, xem có bình thường không.

- Tiếp tục kiểm tra cân nặng, chiều cao cùng các bộ phận quan trọng khác của trẻ như tim mạch, hô hấp, tai mũi họng…, đề phòng những bất ổn.

- Bổ sung tiêm ngừa những bệnh cần thiết cho đủ liều lượng.

- Tiếp tục làm xét nghiệm máu để tầm soát những bệnh liên quan mà trẻ hay gặp như thiếu máu, nhiễm chì…

- Tư vấn bác sĩ để có cách chăm sóc con đúng đắn, duy trì chỉ số phát triển tốt ở tuổi này.

Trẻ 3 tuổi

16884-kham-suc-khoe-dinh-ky-cho-tre-em.jpg

Bác sĩ kiểm tra chức năng hô hấp cho trẻ

Trẻ ở độ tuổi này có đặc điểm nổi bật là đã khá phát triển về ngôn ngữ, nhận thức, đi lại nhanh nhẹn hơn, ăn uống nhiều món hơn, bắt đầu đi mẫu giáo… Ba mẹ cần lưu ý nhũng điểm sau:

- Kiểm tra bé có phát triển tốt và ổn định các kỹ năng hay không, tâm lý trẻ như thế nào.

- Sức khỏe tổng quát của trẻ ra sao, đặc biệt là tim mạch, não, hô hấp, tiêu hóa, các giác quan…

- Trẻ có quá hiếu động hay không, khả năng ngôn ngữ và nhận thức của trẻ bình thường hay có vấn đề.

- Trẻ đã đi học thường xuyên, cần lưu ý những gì để có thể phòng tránh tối đa các bệnh thường gặp, cách chăm sóc trẻ khi bị bệnh hay gặp phải các tai nạn nhỏ như trầy xước, té ngã, bị côn trùng cắn, bỏng tay…

- Tiếp tục cho trẻ tiêm ngừa bổ sung những bệnh cần thiết và còn thiếu.

- Tư vấn bác sĩ cách chăm con, tập cho con những thói quen tự chăm sóc bản thân hàng ngày như thế nào là đúng, bao gồm ăn uống, vệ sinh, ngủ nghỉ…

- Cho bác sĩ biết một số thông tin về tính cách, sở thích, thói quen của trẻ để nhờ tư vấn cách tốt nhất giúp con hoàn thiện.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI