. Nguyên nhân do sự tăng cường của lưu lượng máu (thêm khoảng 50%) khi mẹ mang thai, mạch máu mở rộng và dễ bị phá vỡ hơn.
Mẹ bầu bị cảm lạnh, viêm xoang, dị ứng, màng mũi khô thường dễ bị chảy máu cam hơn. Một số nguyên nhân bất thường như chấn thương hay bệnh máu đông cũng dễ gây ra chảy máu cam.
1. Xử lý khi mẹ bầu bị chảy máu cam
Khi phát hiện bị chảy máu cam, mẹ nên ngay lập tức ngồi xuống và bịt mũi để ngăn máu thoát và thở bằng miệng.
Duy trì tư thế này khoảng 5 đến 10 phút. Nên nghiêng người về phía trước để máu chảy xuống mũi và miệng mà không đi vào cổ họng, giảm cảm buồn nôn.
Chảy máu cam không phải là một biểu hiện nguy hiểm trong thai kỳ.
Sau khi máu cầm mẹ nên hạn chế vận động mạnh, ngoáy mũi, dụi mũi, uống rượu hay dùng các đồ nóng.
Chườm đá cũng giúp cho máu cam ngừng chảy khi hơi lạnh giúp cho các mạch máu co lại.
Tuy nhiên, dù dùng bất cứ cách nào nếu máu cam vẫn tiếp tục chảy sau 20 phút xử lý thì mẹ nên đi khám bác sĩ để chắc chắn về tình trạng của mình.
2. Phòng tránh chảy máu cam khi mang thai
Niêm mạc mũi bị khô là một nguyên nhân gây chảy máu cam vì vậy tránh để mũi khô và chú ý đến điều này khi trời lạnh. Một lớp vaseline mỏng trên mũi có thể làm mềm da. Mẹ cũng có thể làm ẩm không khí bằng cách phun sương trong phòng làm việc hay trong nhà.
Tránh tác động lực mạnh lên mũi. Ngoáy mũi cũng khiến cho mẹ chảy máu cam đấy nếu quá mạnh tay.
Uống nhiều nước và bổ sung các khoáng chất để giúp màng chất nhầy và các mô trong khoang mũi không bị mất nước.
Khi hắt xì hãy mở miệng để giảm áp lực lên khoang mũi.
Các chất kích thích như khói, bụi có thể gây ra dị ứng, hãy tránh xa.
Mẹ có thể sử dụng thuốc nhỏ mũi hay thông mũi. Tuy nhiên đừng lạm dụng vì chúng có thể gây khô màng mũi đấy nhé.
3. Ảnh hưởng của chảy máu cam đối với thai kỳ
Chảy máu cam trong thai kỳ có thể được coi là một dấu hiệu cảnh báo xuất huyết sau sinh. Tỷ lệ xuất huyết sau sinh ở mẹ chảy máu cam trong thai kỳ cao hơn ở mẹ không có dấu hiệu này là 4%.
Mẹ có thể dùng nước nhỏ mũi để ngăn ngừa chảy máu cam nhưng không nên lạm dụng nhé.
Dường như không có bất kỳ tác hại nào đối với thai nhi khi mẹ bị chảy máu cam trong thai kỳ. Nhưng bác sĩ thường khuyên thai phụ nên sinh mổ khi trong thai kỳ bị chảy máu cam thường xuyên.
4. Những trường hợp chảy máu cam mẹ bầu nên cẩn thận
Chảy máu cam tuy không phải là một dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên trong một số trường hợp chúng không phải là chảy máu thông thường, mẹ bầu nên cẩn thận trong các trường hợp sau.
Máu cam vẫn không ngừng chảy sau hơn 20 phút khi đã bịt mũi.
Máu chảy quá nhiều trào ngược ra miệng và máu chảy nhiều từ phần sau mũi.
Khi đến bệnh viện các bác sĩ sẽ dùng băng vệ sinh mũi, một miếng gạc chuyên dụng để chèn vào mũi cầm máu. Việc ngăn máu cam bằng các cách này mất khá nhiều thời gian nên có thể mẹ sẽ được chỉ định nhập viện để theo dõi.
Yeutre.vn (Tổng hợp)