1. Thông tin tổng quát về các giai đoạn phát triển cân nặng của trẻ sơ sinh
- Trẻ mới sinh : Trung bình chiều dài của trẻ ở khoảng 50cm, cân nặng của trẻ ở khoảng 3,3kg, chu vi vòng đầu của bé trai thường ở mức 34,3cm và bé gái là 33,8cm.
- 0 - 4 ngày tuổi : Cân nặng của bé trong thời gian này sẽ giảm xuống khoảng 5-10%. Nguyên nhân chủ yếu là do bé bị mất nước và dịch cơ thể khi bé đi tiểu và đi ngoài.
- Từ 5 ngày - 3 tháng tuổi : Trong thời gian này, trung bình mỗi ngày bé sẽ tăng 15-28g. Sau 2 tuần tuổi bé sẽ nhanh chóng trở lại số cân nặng lúc mới sinh ra.
- 3 - 6 tháng tuổi : Cứ mỗi 2 tuần, bé sẽ tặng lên khoảng 225g. Khi được 6 tháng, cân nặng của bé sẽ gấp đôi lúc mới sinh.
- 7 - 12 tháng : Trong giai đoạn này, bé yêu sẽ tốn rất nhiều calorie vì con đã bắt đầu vận động nhiều hơn khi đã biết bò, trườn thậm chí là tập đi. Lúc này cân nặng của bé yêu sẽ tăng khoảng 500g/tháng. Nếu bú mẹ cân nặng của bé sẽ tăng ít hơn so với mốc này. Trước khi tròn 1 tuổi bé sẽ nặng hơn gấp 3 lần so với lúc sinh và chiều cao đạt khoảng 72-76cm.
Tốc độ tăng trưởng của bé sẽ tăng rất nhanh trong năm đầu tiên, tuy nhiên vào năm thứ 2 và thứ 3 tốc độ này sẽ có xu hướng chậm lại các me đừng quá lo lắng nhé.
2. Bảng cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh và những lưu ý cho mẹ
- Để đo cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần lưu ý:
- Thường xuyên theo dõi cân nặng của trẻ trong suốt 12 tháng đầu đời.
- Nên đo vào buổi sáng để có được con số chính xác nhất.
- Khi cân nên để trẻ sơ sinh nằm ở tư thế ngửa để đảm bảo an toàn cho bé.
- Nên cân trước khi bé ăn và sau khi bé đi tiểu. Lược bỏ bớt quần áo, tã lót để cân nặng của trẻ được chính xác.
- Bé trai sẽ có cân nặng nhỉnh hơn bé gái nên mẹ không cần quá lo lắng.
2. Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh mẹ nên biết
2.1 Yếu tố di truyền và các bệnh lý mạn tính
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Sussex (Anh) chỉ ra rằng khoảng 35-40% trẻ em béo hay gầy là do gene của cha mẹ. Ngoài ra, yếu tố nhóm máu, lượng mỡ thừa trong cơ thể và câng nặng của bố mẹ cũng tác động không nhỏ đến sự phát triển về thể chất của trẻ.
Các bệnh lý mạn tính, khuyết tật nghiêm trọng hay từng phẫu thuật được xem là nhân tố tác động tiêu cực đến thể chất của trẻ.
2.2 Sức khỏe của mẹ trong giai đoạn mang thai và cho con bú
Sức khỏe của mẹ bầu trong thời kỳ mang thai đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển sau này của trẻ. Trong giai đoạn thai kỳ nếu mẹ bầu thường xuyên gặp căng thẳng có thể tác động đến sức khỏe, trí tuệ đặc biệt là làm chậm khả năng vận động ở trẻ nhỏ.
Dinh dưỡng là điều rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh, bé cần được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên. Ngoài ra, các yếu tố môi trường khác như: Khí hậu, ô nhiễm môi trường cũng làm chậm sự phát triển thể chất của trẻ nhỏ.
3. Làm thế nào để trẻ sơ sinh tăng cân đủ chuẩn
3.1 Mẹ nên cho bé ngủ đủ giấc
Bé sơ sinh sẽ ngủ liên tục khoảng từ 16-18 tiếng mỗi ngày, bé chỉ thức khi có nhu cầu ăn hoặc đi vệ sinh. Do đó, mẹ cần phải cho bé ngủ đủ giấc vì khi thiếu ngủ bé sẽ khó chịu, quấy khóc và việc thiếu ngủ cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Vào buổi tối mẹ không nên cho bé ngủ quá trễ vì điều này sẽ làm tuyến yên không tiết ra hormone sinh trưởng khiến bé chậm lớn và chậm tăng cân .
3.2 Đảm bảo cho bé luôn được bú đầy đủ
Mẹ cần cho bé bú đều đặn 2-3 tiếng/lần kể cả ban đêm. Mẹ hãy duy trì thời gian bú để bé có thể nhận được cả dòng sữa đầu (nhiều nước) và sữa cuối (nhiều chất béo) giúp bé tăng cân. Việc cho bé bú thường xuyên cũng giúp kịch thishc sữ về nhiều hơn.
3.3 Mẹ cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng
Điều này là hết sức cần thiết cho cả mẹ và bé đặc biệt là trong 6 tháng đầu tiên. Chế độ ăn của mẹ phải đầy đủ các chất dinh dưỡng như: sắt, axit folic, canxi, DHA,...
Những thực phẩm mẹ nên ăn/uống trong giai đoạn cho con bú: sữa, các loại trái cây như chuối; vú sữa; na; đào,..., các loại đậu, gừng, thịt gà, các loại hạt và trái cây khô, quả bơ, trứng,...
Và cuối cùng, mẹ cũng nên lưu ý rằng, mỗi trẻ đều sẽ có tốc độ phát triển riêng. Việc theo dõi cân nặng của trẻ sơ sinh được coi là cột mốc tiêu chuẩn, giúp mẹ có thể yên tâm chăm sóc và duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý cho con. Nếu cân nặng của con so với bảng cân nặng chuẩn không có cách biệt lớn, mẹ không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, trường hợp có sự cách biệt quá xa giữa cân nặng của con và cân nặng chuẩn trung bình của trẻ cùng độ tuổi nói chung, mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân kỹ lưỡng nhằm có những biện pháp xử lý kịp thời mẹ nhé.
Hiền Anh tổng hợp