1. Cách ngâm rượu tắc kè độc vị
1.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- Tắc kè còn sống
- Rượu, gừng khử mùi tanh
- Hũ thủy tinh, chum vại sứ,...
1.2. Các bước thực hiện cách ngâm rượu tắc kè độc vị
Bước 1: Sơ chế tắc kè
Để có được hũ rượu tắc kè chất lượng, ngon mà lại an toàn thì sơ cách sơ chế tắc kè cũng khá quan trọng. Tắc kè sống các bạn đem mổ bụng bỏ toàn bộ phần ruột và cắt bỏ phần đầu, phần chân. Phần đầu của tắc kè nếu không cắt bỏ các bạn có thể bỏ đi mắt của tắc kè là được.
Phần vảy của tắc kè không nên bỏ đi và phải giữ nguyên khi ngâm.
Cho tắc kè vào thau nước rượu gừng và ngâm tắc kè để loại bỏ mùi tanh. Sau khi khử mùi tanh xong, các bạn rửa qua với rượu trắng 1 lần và để tắc kè ráo nước.
Lưu ý, nếu muốn ngâm rượu tắc kè khô các bạn phơi khô tắc kè như sau:
Các bạn định hình tắc kè bằng 5 que tre nhỏ. Một que căng hai chân trước, que còn lại căng hai chân sau. Hai que tre tiếp theo các bạn dùng để xuyên qua 2 chân. Que tre cuối cùng các bạn xuyên dọc từ đầu cho đến đuôi của tắc kè. Đôi với phần đuôi của tắc kè, các bạn dùng một sợi chỉ nhỏ để buộc phần đuôi tắc kè thật chặt vào que tre.
Sau khi định hình xong, đem đi phơi hoặc sấy cho khô. Nếu phơi nắng các bạn phải đảm bảo nắng to để có thể làm khô được tắc kè một cách đảm bảo nhất.
Bước 2: Tiến hành ngâm rượu tắc kè
Khi tắc kè đã đạt đủ độ khô. Các bạn cho tắc kè vào bình thủy tinh hoặc chum vại bằng sành sứ và cho rượu vào ngập tắc kè. Ngâm khoảng 3 đến 4 tháng là có thể dùng được.
2. Cách ngâm rượu tắc kè, hà thủ ô, đằng sâm
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- Tắc kè (tùy số lượng)
- 200 gram hà thủ ô
- 200 gram ba kích thiên
- 100 gram nhục thung dung
- 200 gram đằng sâm
- 10 gram trần bì
- 10 gram hoa hồi
- 200 gram đường trắng
- 4 lít rượu trắng
2.2. Các bước thực hiện cách ngâm rượu tắc kè với hà thủ ô và đẳng sâm
Bước 1: Các bạn làm sạch tắc kè, bỏ hết các cơ quan phủ tạng và nhớ giữ lại phần đuôi. Dùng bông gòn thấm nước cồn 70 độ để lau sạch phần máu của tắc kè. Các nguyên liệu còn lại các bạn cũng rửa sạch và để thật ráo nước.
Bước 2: Dùng rượu với nồng độ 35 đến 40 độ ngâm với gừng tươi giã nhuyễn. Sau đó bóp đều vào tắc kè. Để khoảng 30 phút để khử sạch mùi tanh của tắc kè. Sau đó lấy tắc kè ra và để cho khô se lại.
Cho tắc kè và các nguyên liệu vào hũ thủy tinh, sử dụng rượu 45 đến 50 độ để ngâm tắc kè. Đổ từ từ cho ngập hết tắc kè và ngâm khoảng 100 ngày. Chiết lấy rượu tắc kè lần một.
Bước 3: Ngâm tiếp tắc kè với rượu gạo 35 đến 40 độ trong vòng 50 đến 60 ngày sau đó chiết lấy rượu lần hai.
Tiếp tục ngâm tắc kè với rượu gạo với nồng độ 35 đến 40 độ. Ngâm trong 30 ngày thì thực hiện chiết lấy rượu lần 3. Sau đó gộp rượu ở 3 lần chiết lại để pha rượu tắc kè và dùng dần.
3. Cách ngâm rượu tắc kè cùng với một số vị thuốc khác
Cách ngâm rượu tắc kè với kỷ tử: Sơ chế sạch 2 con tắc kè như cách trên, cho tắc kè vào ngâm cùng 1 lít rượu và 50 gram kỷ tử . Thời gian ngâm khoảng 1 đến 3 tháng các bạn có thể chiết ra và uống được. Kỷ tử là một trong những vị thuốc giúp bổ gan thận, dưỡng âm rất tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, rượu tắc kè còn giúp cho người dùng điều trị các chứng bệnh về sinh lý, hen xuyễn, suy nhược, mệt mỏi,...
Cách ngâm rượu tắc kè với đinh lăng: Ngoài cách ngâm rượu củ đinh lăng khá quen thuộc, bạn cũng có thể ngâm đinh lăng với tắc kè. Ở cách này, các bạn thực hiện sơ chế tắc kè như trên và để tắc kè tươi không phơi khô nhé. Đinh lăng rửa sạch và để ráo nước. Ngâm rượu tắc kè với đinh lăng theo tỉ lệ 4 con tắc kè : 1 lít rượu : 300 gram đinh lăng. Thời gian ngâm khoảng 3 đến 4 tháng là có thể sử dụng được. Tuy nhiên để càng lâu rượu sẽ càng thấm và chất lượng hơn.
Cách ngâm rượu tắc kè nhân sâm cáp giới hải mã tửu: Dùng 2 đến 3 cặp tắc kè ngâm với 100 gram nhân sâm, 2 đến 3 cặp cá ngựa (hay còn gọi là hải mãi) và 100 gram kỷ tử. Các bạn ngâm với 3 đến 4 lít rượu trong khoảng 2 đến 3 tháng là có thể dùng được. Tắc kè kết hợp với các vị thuốc trên giúp bổ phế khí, ích tinh huyết, bổ thận tráng dương,...
4. Một số lưu ý khi sử dụng tắc kè ngâm rượu
4.1. Công dụng của rượu tắc kè
- Tắc kè ngâm rượu giúp điều trị các bệnh sinh lí ở nam giới, hỗ trợ nam giới yếu sinh lý, làm tăng kích thước và sự cương cứ của dương vật, tăng ham muốn.
- Giúp ngăn ngừa và làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm đường tiết niệu.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh hen suyễn lâu năm, bệnh phổi.
- Bổ trợ khí huyết, tăng hồng huyết cầu và huyết sắc tố.
- Giúp cho tinh thần sản khoái, điều trị các chứng bệnh suy nhược cơ thể.
- Trị chứng đau lưng, mỏi gối, bổ gân cốt, bổ thận.
4.2. Lưu ý khi ngâm và sử dụng rượu tắc kè
- Tắc kè khi ngâm rượu phải được sơ chế sạch, bỏ phần mắt, móng và nội tạng. Ngâm ngay với rượu để khử mùi tanh.
- Nên dùng rượu có nồng độ từ 50 đến 60 độ để ngâm tắc kè ở lần ngâm đầu tiên. Với nồng độ như vậy sẽ tránh làm tắc kè bị phân hủy làm hỏng cả bình rượu.
- Đặc biệt, phần đuôi tắc kè chứa nhiều hoạt chất có tác dụng điều trị bệnh, vì thế khi chế biến tắc kè không nên làm mất đuôi. Đuôi tắc kè bị gãy vẫn có thể dùng tốt.
- Không lạm dụng rượu ngâm tắc kè, chỉ nên uống 1 đến 2 ly nhỏ mỗi ngày khi dùng rượu tắc kè ngâm để trị bệnh.
- Không dùng cồn pha chung với rượu khi ngâm tắc kè dễ gây hại gan và dạ dày.
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không được sử dụng.
Cách ngâm rượu tắc kè được rất nhiều phái mạnh yêu thích thực hiện vì nhiều lợi ích (theo Đông y) nó mang lại và vị lạ của rượu. Rượu tắc kè ngày càng được nhiều người săn lùng, sử dụng khi biết nhiều hơn về công dụng của nó. Với bài viết cách ngâm rượu tắc kè hôm nay như Chuyên mục Sức khỏe của Yeutre.vn chia sẻ, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về cách ngâm đúng cách, cũng như các công dụng điển hình. Qua đó, bạn có thể tự ngâm được một bình rượu tắc kè thật ngon, chất lượng để yên tâm dùng.
Khánh Kim