Từ nền văn minh lúa nước đến truyền thống hiếu học của người việt cũng có sự đóng góp của loại muối mè. Khi ra đồng cày vào những ngày mùa màng đến, hũ muối mè trở thành người bạn đồng hành với các loại cơm nóng cho người dân ra đồng. Những người sĩ tử lên kinh dự thi món ăn họ thường mang theo trên suốt dọc đường là cơm nắm muối vừng. Còn ngày nay, muối mè với nhiều gia đình là để ăn kiêng, liên quan đến dinh dưỡng, sức khỏe. Qua thời gian, dù vẫn là bình dân nhưng món muối mè vẫn có một vị trí quan trọng trong thực đơn của chúng ta phải không bạn. Ngày lạnh tràn về rồi, vào bếp làm ngay một hũ muối mè theo cách làm ngon đúng điệu như ngày xưa, để cả nhà thưởng thức.
1. Nguyên liệu chuẩn bị
- 200g lạc sống
- 100g vừng
- Muối hạt
2. Cách làm muối mè
Bước 1 : Bắc chảo lên trên bếp đến khi chảo nóng bạn điều chỉnh lửa ở chế độ nhỏ lửa. Khi chảo nóng đổ phần lạc sống vào chảo, nhớ đảo đều tay cho lạc được chín đều và không bị cháy khét. Khi lạc chuyển sang màu nâu đỏ có chấm đen ở lớp thân hạt lạc là chín rồi.
Bước 2 : Khi lạc đã chín bạn đổ hết phần lạc rang ra một tờ báo có sẵn, cuộc chặt lạc lại với tờ giấy báo tầm ủ lạc khoảng 20 phút. Khi hết thời gian ủ lạc bạn cho hết phần lạc rang ra rổ.
Bước 3 : Cũng chiếc chảo đó khi lạc vừa rang xong bạn cho hết phần hạt vừng vào trong chảo. Nhanh tay đảo đều hạt vừng lên và để lửa nhỏ liu riu không gì hạt vừng rất dễ bị cháy. Đảo đều đến khi thấy hạt vừng nổ lách tách hết chắc chắn vừng đã chín. Đổ hết phần vừng đã rang ra bát.
Bước 4 : Sử dụng lại chảo đó rồi cho muối tinh vào trong chảo đảo đều đến khi muối tinh khô lại hết bạn cho phần muối tinh vừa đảo ra một chiếc bát. Không đảo muối tinh quá nhiều vì sẽ làm ảnh hưởng hương vị của món ăn.
Bước 5 : Phần lạc sau khi đã nguội bạn đánh hết lớp vỏ bên ngoài đi, chỉ giữ lại phần hạt lạc thôi. Cho hết phần lạc đã làm sạch vỏ cho vào máy xay sinh tố để xay, khi thấy hạt lạc vỡ thành 2-3 mảnh là bạn có thể tắt máy. Nếu bạn xay nhuyễn mịn lạc ra thì lạc sẽ không được ngon.
Bước 6 : Khi lạc đã nát bạn cho lạc ra một chiếc tô nhỏ, thêm vừng giã dập sơ qua, muối đã rang sơ. Đảo đều tay lên để phần hỗn hợp trộn lẫn lại với nhau. Cho muối mè đã trộn vào một chiếc hũ sạch có nắp, bảo quản nơi thoáng mát, để dành dùng dần.
3. Mẹo nhỏ khi làm muối mè
- Nên lựa chọn các loại hạt đậu phộng căng mẩy thì lượng muối thu được sẽ ngon hơn khi chế biến các loại hạt đậu phộng lép.
- Có thể cho muối vào rang cùng đậu phộng, đậu sẽ mau chín vàng đều mà không bị cháy. Sau khi rang xong, bạn đổ đậu phộng ra rổ thưa, là phần muối sẽ lọt ra hết.
- Nếu bạn không dùng máy xay sinh tố có thể sử dụng các cối xay bằng tay để tiến hành xay lạc. Có thể sử dụng vỏ chai để lăn qua đậu phộng cũng có thể làm nát đậu phộng nhé. Hoặc bạn có thể giã bằng cối bình thường, đều cho thành phẩm thơm ngon.
- Không nên giã/ xay đậu phộng quá nhuyễn sẽ làm giảm hương vị của món muối mè. Bạn nên giã hạt lạc vỡ nát ra 3 phần là được để khi ăn phần hương vị của lạc vẫn còn nguyên.
- Nếu bạn không thích sử dụng muối tinh để làm muối mè bạn còn có thể sử dụng các loại bột canh chế biến tương tự với các loại muối tinh để chế biến muối mè nhé.
Cách làm muối mè trên được chế biến theo cách chế biến của các cụ ngày xưa nên vị ngon chắc chắn là sẽ dễ làm hài lòng cả nha. Muốn vào bếp làm một hũ muối mè không hề khó, chỉ mất vài phút là đã có thành phẩm. Bạn có thể sử dụng muối mè để ăn kèm với các loại cơm nóng, xôi trắng, xôi đậu các loại đều rất tuyệt vời.
Phương Lê tổng hợp