Cách hâm sữa cho trẻ sơ sinh - kỹ năng cần thiết các mẹ không thể bỏ qua

Cách hâm sữa cho trẻ sơ sinh là một kỹ năng cần thiết mà bà mẹ cũng cần phải có để chăm sóc bé tốt hơn. Có nhiều cách hâm sữa cho bé vẫn đảm bảo bảo toàn cao nhất lượng dinh dưỡng cho con khi mẹ thực hiện đúng cách. Hãy cùng tìm hiểu xem những cách hâm sữa đơn giản và hiệu quả ấy thực hiện ra sao, ngay trong bài viết dưới đây mẹ nhé.

banner ads
hâm sữa cho trẻ
Hâm sữa cho trẻ sơ sinh là điều mà ai cũng cần phải biết để chăm sóc bé khi làm mẹ. Ảnh Internet

1. Các cách hâm sữa cho trẻ sơ sinh

1.1. Hâm sữa bằng nước ấm

Bạn nên để sữa rã đông tự nhiên trong ngan mát tủ lạnh khoảng 8 tiếng để sữa mẹ hoàn toàn không còn những tinh thể nước đá. Tiếp theo, mẹ có thể thực hiện hâm sữa bằng nước ấm như dưới đây.

1.1.1. Cách 1: Nước ấm bằng vòi

  • Hãy bắt đầu bằng cách xả bịch sữa dưới vòi nước mát. Điều này giúp mẹ đảm bảo sữa được rã đông một cách hoàn toàn, không còn tinh thể đá nào.
  • Từ từ tăng nhiệt độ nước đến khoảng 40 độ C để làm ấm dần sữa.

1.1.2. Cách 2: Ngâm sữa vào nước ấm

  • Bạn còn có thể đặt bịch sữa vào một tô nước ấm khoảng 40 độ C, nên nhớ là không để nước rò rỉ vào phía trong bịch sữa bạn nhé.
  • Lưu ý là nước không quá nóng vì nhiệt độ cao có thể khiến lượng sữa mẹ trong bịch trở nên quá nóng, gây bỏng cho bé khi uống, đồng thời dinh dưỡng cũng bị hao hụt. Nhưng nếu nước không đủ nóng thì không đủ sức làm tan và ấm sữa cho bé.
  • Trước khi cho bé uống, bạn hãy dùng thìa khuấy đều sữa để kiểm tra liệu có còn sót các tinh thể đá hay không.
  • Hãy nhỏ vài giọt sữa lên vùng da non trên cánh tay để thử độ nóng trước khi cho bé uống.
hâm sữa bàng nước ấm
Mẹ có thể làm rã đông sữa sau đó hâm sữa bằng nước ấm để trẻ uống. Ảnh Internet

1.2. Hâm sữa bằng máy

Với máy hâm sữa, đây là cách làm nóng sữa mẹ đơn giản và hiện đại nhất. Mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng trên từng thiết bị vì tùy loại mà các thông số có chi tiết kỹ thuật cũng khác nhau. Tuy nhiên, các bước thực hiện mà mẹ cần lưu ý lại khá tương đồng. Mẹ chỉ cần đặt bình sữa vào khoang hâm nóng, đổ nước vào ở mức vạch đánh dấu và chọn mức nhiệt độ hâm phù hợp nhất cho máy. Thông thường nhiệt độ hâm bằng máy như sau: 

  • 35-45 độ C trường hợp sữa cho bé sử dụng luôn.
  • 45-75 độ C với sữa được trữ trong ngăn mát của tủ lạnh.
  • 75-85 độ C với sữa được bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh.

Mẹo cho mẹ đó là khi đổ nước sạch vào máy thì nên để mức nước hâm sữa cao hơn một chút so với mức sữa có trong bình. Cách làm này giúp cho sữa nhanh chóng được làm ấm. Khi máy hoạt động, đèn báo hiệu sẽ sáng. Khi đạt đến nhiệt độ cần thiết, máy sẽ tự động chuyển sang chế độ giữ ấm, mẹ có thể trữ trong máy và đợi đến giờ là có thể lấy ra cho bé ăn.

Những lưu ý khi chọn máy hâm sữa

  • Tốt nhất ba mẹ hãy chọn loại máy thích hợp với mọi loại bình sữa.
  • Nếu bé của mẹ là trẻ phàm ăn hãy lựa chọn máy hâm sữa 2 bình cùng một lúc.
  • Nếu bé thường xuyên phải uống sữa trên xe ô tô riêng của bạn hãy chọn máy hâm sữa không cần nước và có ổ cắm điện 12V.
  • Mẹ hãy kiểm tra các tiêu chuẩn chất lượng mà máy hâm sữa tuân thủ (CE, ISO..). để đảm bảo độ tin cậy.
  • Kiểm tra phiếu bảo hành trong máy để bạn yên tâm về dịch vụ của nhà cung cấp.
máy làm nóng sữa
Hiện nay có nhiều loại máy làm nóng sữa để hỗ trợ các mẹ trong việc hâm sữa cho bé. Ảnh Internet

2. Những nguyên tắc mà mẹ cần nhớ khi hâm sữa cho trẻ

2.1. Nguyên tắc khi hâm sữa cho bé

  • Không được hâm sữa quá lâu ở nhiệt độ cao (kể cả ở 40 độ C).
  • Phải sử dụng sữa đã hâm trong vòng 1h.
  • Không được hâm đi hâm lại sữa.
  • Đối với sữa trữ đông: Sữa bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh để được 3 tháng, để trong tủ đông chuyên dụng được 6 tháng.
  • Cách an toàn nhất là để sữa trữ đông xuống ngăn mát tủ lạnh trước khi ăn 1 ngày. Sữa trữ đông sẽ chuyển sang dạng nước thành sữa trữ lạnh.
  • Trong trường hợp cần gấp quá, các mẹ có thể rã đông theo cách sau: chuẩn bị 1 tô nước đá, để sữa trữ đông trong tô nước đá. Các mẹ thay nước đá khoảng 4 lần trong vòng 3h đồng hồ thì sữa trữ đông sẽ chuyển về dạng sữa trữ lạnh.
  • Không nên dùng lò vi sóng hoặc sử dụng bếp đun nóng sữa cho bé vì khi sữa bị đun nóng bằng lò vi sóng, các chất dinh dưỡng có trong sữa sẽ có nguy cơ bị mất đi.
không được hâm sữa
Không được hâm sữa bằng lò vi sóng vì sẽ làm mất giá trị dinh dưỡng có trong sữa cho bé. Ảnh Internet

2.2. Nguyên tắc đối với sữa đã rã đông

  • Sữa khi vắt xong phải chuyển chuyển sang bước bảo quản luôn tránh để sữa ngoài nhiệt độ thường quá lâu dễ sản sinh vi khuẩn.
  • Bảo quản sữa rã đông ở ngăn mát tủ lạnh.
  • Sử dụng sữa rã đông trong vòng 24h.
  • Không thể cấp đông lại sữa đã rã đông.
  • Sữa đã rã đông, nếu bé bú không hết, phải bỏ đi, không được dùng hay trữ lại.
  • Không pha sữa đông thừa với sữa mới vắt.
  • Không lắc túi trữ sữa rã đông và tránh rã đông nhanh trong nước sôi.
  • Sữa sau khi rã đông, các mẹ chia thành từng bình nhỏ tương ứng với lượng ăn mỗi lần của con và bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh. Con ăn lần nào thì lấy bình đó ra hâm như đối với sữa trữ lạnh.
sữa rã đông
Với sữa rã đông rồi thì mẹ không được để đông lại, trữ quá lâu hoặc trộn với sữa mới. Ảnh Internet

3. Những câu hỏi phổ biến khi hâm sữa cho bé

Sữa mẹ hâm nóng để được bao lâu?

Sữa mẹ rã đông, sau khi được hâm nóng chỉ nên sử dụng hết trong vòng 1 giờ và mẹ chỉ được hâm 1 lần duy nhất vì khi để quá lâu sau khi làm ấm ở điều kiện thường có thể dẫn đến các hiện tượng biến chất, không an toàn cho con sử dụng.

Có nên đun sôi sữa mẹ hay không?

Dù là sữa mẹ hay sữa bột đều không được vì nó sẽ làm sữa bay hơi các vitamin và đánh mất nhiều dưỡng chất. Ở nhiệt độ trên 70 độ C cũng đã khiến sữa mẹ không còn giữ được giá trị dinh dưỡng.

Sữa mẹ để trong máy hâm sữa được bao lâu?

Sữa ở nhiệt độ ấm sẽ kích thích tốc độ phát triển của vi khuẩn, vì vậy sữa mẹ để trong máy hâm nóng sẽ nhanh chóng bị hỏng hơn. Mẹ chỉ nên trữ sữa trong máy khoảng 1 giờ đồng hồ chứ không nên để lâu hơn.

Bảo quản sữa mẹ cần chú ý gì?

  • Chỉ được sử dụng túi, chai trữ sữa đã được khử trùng.
  • Sữa mẹ nên được sử dụng hết trong vòng 6-8 tiếng, ở nhiệt độ thường.
  • Khi bảo quản sữa mẹ ở ngăn đông tủ lạnh thì thời gian sử dụng tối đa là 3 tháng.
  • Mẹ nên hâm nóng lại sữa đã bảo quản và kiểm tra lại chất lượng trước khi cho bé sử dụng để đảm bảo an toàn cho bé.

Cách nhận biết sữa bị hỏng?

  • Nếu sữa có mùi hôi thì chất lượng sữa mẹ lúc này chắc chắn không còn đảm bảo.
  • Khi mẹ lắc nhẹ bình mà các váng sữa trên bề mặt vẫn xuất hiện trên bề mặt thì có nghĩa lúc này sữa mẹ đã bị hỏng.
  • Mẹ nên nhỏ một vài giọt ra cổ tay và nếm thử, nếu phát hiện vị lạ thì  không nên cho bé tiếp tục sử dụng.
  • Bé không chịu bú ngay từ ngụm đầu tiên thì nên kiểm tra lại sữa mẹ đang cho bé bú.
sữa mẹ cho bé
Hãy để bé sơ sinh có nguồn sữa đầy đủ chất dinh dưỡng và đáp ứng nhu cầu của bé mỗi ngày. Ảnh Internet

Với cách hâm sữa cho trẻ sơ sinh  cùng những lưu ý liên quan như ở trên hẳn sẽ giúp mẹ có thêm kỹ năng chăm sóc bé. Hãy chu đáo trong việc bảo quản và hâm sữa, để bé nhà mình  luôn được uống những nguồn sữa đầy dinh dưỡng và an toàn mẹ nhé. 

Chi Lê tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI