Bé sơ sinh dị ứng sữa và những điều mẹ nên biết

Bé sơ sinh dị ứng sữa có lẽ là một trong những vấn đề khiến các bậc cha mẹ lo lắng nhất. Vì sữa đối với bé ở độ tuổi dưới 6 tháng được xem là nguồn dinh dưỡng duy nhất. Vậy dị ứng sữa có nguy hiểm không và nên xử lý như thế nào nếu em bé của bạn rơi vào trường hợp này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé. 

banner ads
Bé sơ sinh bị dị ứng sữa
Bé sơ sinh dị ứng sữa không phải là tình trạng hiếm gặp. Ảnh Internet 

1. Dị ứng sữa ở bé sơ sinh là gì

Khi một em bé bị dị ứng với sữa (phổ biến là sữa công thức) có nghĩa là hệ miễn dịch của bé – thường hoạt động để chống lại sự nhiễm trùng – lại có phản ứng thái quá với protein trong sữa bò (thành phần chủ yếu có mặt trong hầu hết các loại sữa công thức). Mỗi khi trẻ uống sữa, hệ miễn dịch của bé cho rằng protein này là kẻ xâm phạm gây hại cho cơ thể nên sẽ chống lại chúng. Từ đó gây ra phản ứng dị ứng, và cơ thể trẻ sản xuất ra một chất hóa học có tên là histamine. Hóa chất này gây ra các triệu chứng đặc trưng của dị ứng như: khó thở, phát ban, ngứa, nôn, tiêu chảy, phù,…

Trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa có thể biểu hiện những triệu chứng dị ứng đầu tiên sau nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần bú sữa công thức với sữa bò là thành phần chủ yếu.

Trẻ bú mẹ có nguy cơ bị dị ứng sữa thấp hơn nhiều so với trẻ bú sữa công thức .

Nếu em bé của bạn bị dị ứng sữa, bạn hãy chuẩn bị sẵn bộ dụng cụ tiêm tự động epinephrine đề đề phòng trường hợp trẻ bị phản ứng nặng (hay sốc phản vệ). Bộ dụng cụ này gồm một loại thuốc theo toa được dùng để tiêm cho bệnh nhân trong trường hợp khẩn cấp. Bác sỹ sẽ hướng dẫn cụ thể cách sử dụng loại thuốc và dụng cụ này. 

Bé bú bình
Trẻ bú sữa công thức có nguy cơ bị dị ứng sữa cao hơn trẻ bú mẹ. Ảnh Internet 

2. Các dấu hiệu và triệu chứng của dị ứng sữa

Ở những bé có triệu chứng ngay sau khi uống sữa, phản ứng dị ứng có thể gây ra các tình trạng:

banner ads
  • Khò khè
  • Khó thở
  • Ho
  • Khàn tiếng
  • Đau họng
  • Đau dạ dày
  • Nôn
  • Tiêu chảy
  • Ngứa, sưng hoặc chảy nước mắt
  • Phù
  • Tụt huyết áp gây chóng mặt hoặc mất ý thức

Mức độ nghiêm trọng của phản ứng dị ứng đối với sữa có thể khác nhau ở mỗi trẻ và khác nhau ở mỗi lần tiếp xúc với sữa ở cùng một trẻ. Điều này có nghĩa là mặc dù trẻ biểu hiện các dấu hiệu dị ứng nhẹ ở lần này, nhưng phản ứng tiếp theo có thể nghiêm trọng hơn thậm chí nguy hiểm đến tính mạng trẻ.

Trẻ cũng có thể:

  • Không dung nạp sữa với các triệu chứng – như phân lỏng, có máu trong phân, trẻ không ăn, hay cáu gắt hoặc đau bụng – xuất hiện vài giờ hoặc vài ngày sau khi uống sữa.
  • Không dung nạp đường sữa, là khi cơ thể trẻ gặp khó khăn trong việc tiêu hóa sữa.
Bé khóc
Hay cáu gắ là một trong những dấu hiệu trẻ dị ứng sữa. Ảnh Internet 

3. Bạn nên làm gì khi trẻ có phản ứng dị ứng

Nếu trẻ có các triệu chứng của phản ứng dị ứng, hãy làm theo hướng dẫn của bác sỹ theo kế hoạch hành động mà bác sỹ đã cung cấp cho bạn trong trường hợp trẻ bị dị ứng.

Nếu trẻ có các biểu hiện của tình trạng dị ứng nghiêm trọng như sưng miệng hoặc cổ họng hoặc khó thở, hoặc các triệu chứng cùng xuất hiện ở hai bộ phận khác nhau của cơ thể trẻ như nổi mề đay cùng với nôn mửa, bạn cần:

  • Tiêm epinephrine cho trẻ ngay lập tức (theo chỉ dẫn trước đó của bác sỹ). Mỗi giây đều đáng giá trong trường hợp trẻ bị dị ứng nặng ( sốc phản vệ )
  • Sau khi tiêm, bạn cần gọi xe cấp cứu hoặc đưa trẻ đến phòng cấp cứu ngay lập tức. Trẻ cần được tiếp tục theo dõi y tế vì một đợt dị ứng nghiêm trọng nữa có thể xảy đến bất cứ lúc nào.
Mẹ gọi bác sỹ
Hãy làm theo hướng dẫn của bác sỹ để xử lý nếu con bị dị ứng sữa. Ảnh Internet 

4. Tình trạng dị ứng sữa được chẩn đoán như thế nào

Nếu bạn nghĩ bé sơ sinh của mình bị dị ứng sữa, hãy đưa con đến bác sỹ hoặc cơ sở y tế để được thăm khám. Bác sỹ sẽ hỏi bạn những câu hỏi cần thiết để có thêm dữ liệu cho việc chẩn đoán. Sau khi khám lâm sàng, bác sỹ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm với phân và máu của bé.

Ngoài ra, các bác sỹ có thể làm một thử nghiệm trên da. Trong thử nghiệm này, họ sẽ đưa một chút protein sữa lên da, sau đó tạo một vết xước nhỏ trên vùng da có protein. Nếu bé phản ứng với protein, da ở khu vực có protein sẽ sưng nhẹ giống như vết côn trùng cắn.

Nếu bác sỹ nhận thấy em bé có nguy cơ bị dị ứng nghiêm trọng, thuốc tiêm epinephrine sẽ được chỉ định. 

Bá sỹ khám cho bé
Nếu nghi ngờ con bị dị ứng sữa, bạn hay đưa trẻ đi bác sỹ ngay. Ảnh Internet 

5. Có thể phòng ngừa dị ứng sữa ở trẻ được không

  • Nếu bạn đang cho bé bú mẹ : nếu bé bú mẹ và có dấu hiệu bị dị ứng sữa, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ dị ứng trước khi thay đổi chế độ ăn của mình
  • Nếu bạn cho bé bú sữa công thức : nếu bé bị dị ứng sữa công thức, bác sỹ có thể khuyên bạn chuyển sang loại sữa công thức thủy phân hoặc sữa công thức mà thành phần chủ yếu là axit amin, trong đó các protein được phân tách thành các hạt để sữa ít gây ra phản ứng dị ứng hơn.

Bạn có thể biết đến sữa công thức thủy phân một phần nhưng chúng không thực sự không gây dị ứng, thậm chí có thể dẫn đến một phản ứng dị ứng đáng kể.

Nếu bạn lo lắng về tình trạng dị ứng sữa của bé, hãy luôn hỏi ý kiến bác sỹ để được tư vấn và lựa chọn loại sữa công thức an toàn nhất cho con.

Một điều cần lưu ý là bạn đừng nên cố gắng tự pha chế loại sữa công thức cho bé. Vì những loại sữa công thức thương mại đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt. Đồng thời, chúng được tạo ra thông qua một quy trình rất chuyên biệt mà bạn không thể sao chép tại nhà. Các loại sữa công thức khác có thể an toàn cho trẻ lớn bị dị ứng sữa nhưng lại không an toàn cho trẻ sơ sinh. 

Mẹ hỏi bác sỹ
Luôn hỏi ý kiến bác sỹ nếu bạn lo lắng về tình trạng bé có khả năng bị dị ứng sữa. Ảnh Internet 

Nếu bạn có bất kì câu hỏi hay sự lo lắng nào liên quan đến tình trạng dị ứng của trẻ, hãy hỏi ý kiến bác sỹ để có được thông tin chính xác nhất.

Bé sơ sinh dị ứng sữa là một trong những tình trạng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc thậm chí tính mạng của trẻ. Vì vậy, nếu bạn nghi ngờ bé bị dị ứng sữa, hãy đưa trẻ đến gặp bác sỹ hoặc cơ sở y tế ngay để được tiến hành những xét nghiệm cần thiết. Tình trạng này càng được can thiệp sớm thì càng đảm bảo an toàn cho bé.

Theo Kid's Health

Lily Nguyễn lược dịch 

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI