Cách dạy trẻ từ 1 đến 3 tuổi đương đầu với những tình huống mới trong cuộc sống - cha mẹ hãy lưu tâm

Dạy trẻ từ 1 đến 3 tuổi có lẽ là một trong những việc khó khăn nhất trong quá trình nuôi con. Vì giai đoạn này, trẻ bắt đầu biết tò mò và rất háo hức khám phá thế giới xung quanh nhưng con còn quá nhỏ.

banner ads

Khi dạy trẻ từ 1 đến 3 tuổi và chăm sóc con ở độ tuổi này, chúng ta vừa phải trông chừng sự an toàn về thể chất, vừa phải để ý đến sự phát triển về ngôn ngữ, tình cảm và tâm lý của trẻ. Cũng ở độ tuổi này, trẻ đã được tiếp xúc với nhiều người cũng như có thể được đi nhiều nơi. Vậy làm thế nào để giúp trẻ thích nghi với những tình huống phát sinh trong giai đoạn này, các mẹ hãy cũng Yeutre.vn tham khảo nội dung sau đây nhé.

Thông thường trẻ từ 1 đến 3 tuổi có sự thể hiện khác nhau khi trải nghiệm những điều mới mẻ. Các bé có thể xấu hổ, lo lắng, vui thích hay hào hứng…Tuy nhiên thời gian đầu, hầu hết các bé sẽ thấy e dè thậm chí sợ hãi khi đối mặt với một tình huống nào đó, đặc biệt là những bé nhạy cảm. Tại sao lại có tình trạng này?

Trẻ 1 3 tuổi dễ e dè và sợ hãi
Trẻ ở độ tuổi 1- 3 tuổi thường thấy e dè, sợ hãi khi đối mặt với tình huống nào đó. Ảnh Internet

1. Tại sao trẻ lại sợ hãi hoặc lo lắng trước những tình huống mới?

Đối với trẻ nhỏ khi bắt đầu biết đi là thời điểm trẻ thích tìm hiểu thế giới xung quanh. Tuy nhiên, trẻ còn quá nhỏ nên khả năng tự vệ hầu như không có, đồng thời trẻ cũng chưa nhận thức được những điều xảy ra xung quanh mình. Vì vậy, khi đối mặt với một tình huống nào đó mới mẻ, trẻ sẽ dễ dàng thấy lo lắng và sợ hãi. Lúc này não bộ của trẻ sẽ phản ứng theo bản năng sinh tồn. Lượng adrenaline được giải phóng sẽ thôi thúc trẻ chạy trốn sự nguy hiểm. Trẻ càng nhạy cảm thì phản ứng này càng mạnh mẽ (có thể đánh lại, bỏ chạy hay bất động).

Nếu thường xuyên trải qua cảm giác như thế, trẻ sẽ càng ngày càng dễ sợ hãi đến nỗi chỉ nghĩ đến một tình huống cũng khiến trẻ lo lắng. Điều này sẽ khiến trẻ càng gặp khó khăn đối với những trải nghiệm mới.

banner ads
Trẻ càng nhạy cảm, càng dễ lo lắng và sợ hãi.
Trẻ càng nhạy cảm, càng dễ lo lắng và sợ hãi. Ảnh Internet

Hầu hết các bé khi ở độ tuổi 1-3 tuổi sẽ tự học cách để khắc phục tình trạng trên. Nhưng đối với những trẻ quá nhạy cảm, hay lo lắng hơn những trẻ khác cùng độ tuổi, có thể con sẽ cần sự giúp đỡ của bạn đấy. Có lẽ các cha mẹ sẽ thắc mắc làm sao để biết được khi nào trẻ sẽ thấy lo lắng hay sợ hãi? Chúng ta cùng tham khảo một số trường hợp tiêu biểu nhé.

2. Những tình huống có thể khiến trẻ từ 1 đến 3 tuổi thấy lo lắng hoặc xấu hổ khi đối mặt

Trẻ có thể thấy xấu hổ, lo lắng, sợ hãi khi trải qua:

  • Lần cắt tóc đầu tiên
  • Ngày đầu tiên đến nhà trẻ
  • Khi gia đình tan vỡ
  • Đi bác sỹ, nha sỹ hoặc đến một cuộc kiểm tra sức khỏe
  • Vượt qua thứ gì đó mà trẻ sợ ví dụ như con nhện
  • Nói chuyện với người lạ hoặc tham gia vào một nhóm nào đó
  • Phải xa bạn trong một khoảng thời gian nào đó
Trẻ 1 3 tuổi lo lắng và sợ hãi khi phải xa bạn trong một khoảng thời gian nào đó.
Trẻ 1-3 tuổi lo lắng và sợ hãi khi phải xa bạn trong một khoảng thời gian nào đó. Ảnh Internet

Mặc dù trẻ không phải lúc nào trẻ cũng nói với bạn nỗi sợ của mình, bạn vẫn có thể nhận thấy được thông qua các biểu hiện của trẻ như: khó ngủ, đau bao tử, rối loạn tiêu hóa, đau đầu, cáu kỉnh hay khó tập trung.

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu trên, bạn nên giúp đỡ để con vượt qua tình huống hiện tại để tránh gia tăng cảm giác sợ hãi của con trong những lần sau.

3. Giúp đỡ trẻ vượt qua tình huống mới như thế nào

Điều quan trọng trước tiên là bạn không nên bắt ép trẻ tham gia vào tình huống mới vì như vậy sẽ làm con sợ hơn. Hãy nhẹ nhàng khuyến khích, động viên bé và thử một việc khác.

Khi trẻ sắp phải trải qua một điều gì đó mới, hãy cho bé thời gian để thích nghi. Hãy ở cùng trẻ một lúc và khuyến khích con tìm hiểu cũng như chơi với các bạn khác. Sau đó bạn có thể rời đi nhưng phải đảm bảo trẻ biết bạn vẫn đang ở quanh đó, đồng thời hãy quay trở lại với con trước khi bé thấy khó chịu.

Bạn lưu ý không nên vỗ về trẻ thái quá vì trẻ sẽ thấy rằng việc trẻ sắp làm thật đáng sợ và sẽ càng trở nên nhút nhát. Thay vào đó, hãy tuyên dương sự dũng cảm của trẻ để động viên con.

Mẹ hãy tuyên dương sự dũng cảm của trẻ để động viên con.
Mẹ hãy tuyên dương sự dũng cảm của trẻ để động viên con. Ảnh Internet

Trong trường hợp trẻ quá bối rối, hãy hướng dẫn trẻ cách hít thở: hít vào trong 3 giây, giữ hơi thở 3 giây và thở ra trong 3 giây, như vậy sẽ giúp con bình tĩnh hơn.

Nếu một việc gì đó mới quá sức với trẻ, bạn hãy chia thành nhiều giai đoạn để giúp con thực hiện từ từ. Ví dụ khi trẻ học bơi, bạn có thể cho con ngồi trên bờ quan sát các bạn khác bơi, sau đó khuyến khích trẻ nhúng hai chân xuống nước trước…hãy khen ngợi nếu trẻ có tiến bộ.

Việc dạy trẻ cách hành xử cũng rất quan trọng. Bạn hãy thể hiện sự tự tin và thoải mái của mình khi hướng dẫn trẻ cách thực hiện một việc gì đó, hay đối xử với một người nào đó. Có như vậy, con mới được truyền năng lượng tích cực và chiến thắng được thử thách một cách dễ dàng hơn.

4. Bạn có cần tham khảo ý kiến của chuyên gia về tình trạng của con hay không?

Dù biểu hiện của trẻ từ 1 đến 3 tuổi như đã phân tích ở trên là bình thường, và bạn có thể giúp con vượt qua được. Tuy nhiên đôi khi những biểu hiện này có thể là triệu chứng của một số loại rối loạn như: hội chứng tự kỷ , sự chậm phát triển khả năng về ngôn ngữ, hoặc vấn đề về nghe nói. Do vậy nếu bạn nhận thấy tình trạng của con quá nghiêm trọng bạn có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia như:

  • Giáo viên hay chuyên viên chăm sóc sức khỏe của con
Hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia nếu bạn thấy tình trạng lo lắng, sợ hãi,... của con trở nên quá nghiêm trọng.
Hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia nếu bạn thấy tình trạng lo lắng, sợ hãi,... của con trở nên quá nghiêm trọng. Ảnh Internet
  • Bác sỹ đa khoa, người có thể giới thiệu cho bạn một bác sỹ nhi hay một chuyên gia trị liệu có uy tín
  • Trung tâm y tế cộng đồng trẻ em ở địa phương

Họ sẽ hướng dẫn và giúp đỡ bạn và trẻ một cách thích hợp nhất.

Dù việc dạy trẻ từ 1 đến 3 tuổi nói chung và dạy con cách đối mặt với những tình huống mới, khó khăn nói riêng cần rất nhiều sự quan tâm, nhạy bén của các bậc cha mẹ. Yêu trẻ tin rằng với tình yêu dành cho con , các cha mẹ có thể cùng con vượt qua không những chỉ giai đoạn này mà còn rất nhiều giai đoạn khác trong quá trình phát triển của con. Chúc các cha mẹ luôn tìm thấy niềm vui trong việc đồng hành và giúp con phát triển toàn diện nhé.

Theo Pregnancy Birth Baby

Lily Nguyễn lược dịch

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI