Cách dạy con 3 năm đầu đời rất quan trọng cha mẹ cần lưu ý

Cách dạy con 3 năm đầu đời là việc vô cùng quan trọng mà các bậc cha mẹ không nên lơ là. Vì thời gian này sẽ tạo nền tảng cho sự phát triển của trẻ suốt những năm về sau. Trên thực tế, mỗi gia đình sẽ có cách giáo dục con khác nhau. Nó phụ thuộc vào hoàn cảnh và môi trường sống cụ thể. Tuy nhiên, có những điều cha mẹ rất nên lưu ý để quá trình dạy trẻ được hiệu quả và đúng hướng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những lưu ý đó là gì nhé. 

banner ads
Dạy con 3 năm đầu đời
Cách dạy con 3 năm đầu đời là việc vô cùng quan trọng mà các bậc cha mẹ không nên lơ là. Ảnh Internet 

1. Vì sao cách dạy con 3 năm đầu đời lại rất quan trọng

Cách dạy con 3 năm đầu đời là rất quan trọng vì đây được xem là khoảng thời gian trí não của trẻ phát triển rất nhanh. Những gì diễn ra trong suốt khoảng thời gian này có thể ảnh hưởng đến trẻ trong suốt quãng đời còn lại. Sự thiếu thốn trong những năm này sẽ dẫn đến những suy giảm dai dẳng về sức khỏe nhận thức, tình cảm và cả thể chất của trẻ về sau. 

3 năm đầu đời của trẻ rất quan trọng
3 năm đầu đời là khoảng thời gian rất quan trọng trong quá trình phát triển của một đứa trẻ. Ảnh: Rasing Children Network 

2. Những điều trẻ sẽ học hỏi từ bạn và gia đình trong những năm đầu đời

Trong những năm đầu đời, đặc biệt là 3 năm đầu tiên, trẻ sẽ tiếp xúc nhiều nhất với cha mẹ, người thân trong gia đình. Dưới đây là những điều trẻ sẽ học được, bạn có thể dựa vào đó để điều chỉnh cách dạy con 3 năm đầu đời:

2.1. Trẻ học về bản thân và các mối quan hệ xung quanh

Từ bạn và gia đình, trẻ biết được rằng mình được yêu thương và là một thành viên quan trọng. Con sẽ học được sự tin tưởng – ví dụ như, “Con biết mẹ sẽ ở đó nếu con bị ngã”. Trẻ cũng học được cách hiểu về nhu cầu, suy nghĩ, cảm xúc thích và không thích của mình. Cuối cùng, các mối quan hệ trong gia đình dạy trẻ về cách hòa nhập với những đứa trẻ và người lớn khác. 

Những đứa trẻ ngồi chơi cùng nhau
Thông qua các mối quan hệ trong gia đình, trẻ học được cách giao tiếp với trẻ và người lớn khác. Ảnh: Dr. Weil 

2.2. Trẻ học về ngôn ngữ và giao tiếp

Khi bạn trò chuyện và lắng nghe trẻ, bạn đọc sách cùng con và hát với con là bạn đang giúp trẻ học về ngôn ngữ và khả năng giao tiếp. Nó sẽ rất giúp ích cho trẻ khi con đến tuổi học về giao tiếp bằng văn bản và các kỹ năng khác liên quan.

2.3. Trẻ học về không gian, địa điểm và môi trường

Qua quan sát sự vật sự việc, trẻ học được cách so sánh kích thước của bản thân cũng như đồ vật. Trẻ cũng tìm hiểu vị trí của mình trong gia đình và thế giới xung quanh.

banner ads

2.4. Trẻ học được thói quen ăn uống lành mạnh

Khi nói đến ăn uống và hoạt động thể chất thì bạn chính là hình mẫu chính của trẻ. Ngay từ khi cho trẻ ăn dặm , bạn đã có thể hướng con đến những thói quen lành mạnh bằng các loại thực phẩm đa dạng, tốt cho sức khỏe. Khi trẻ lớn hơn, chúng có thể quan sát việc bạn ăn uống hay vận động để học theo. Ví dụ như bạn chọn một quả táo thay cho một thanh kẹo để ăn vặt, hoặc bạn chọn đi bộ thay vì xem tivi. Tất cả sẽ được trẻ tiếp nhận và thẩm thấu dần cho đến khi chúng tự thực hiện được những hành động đó. 

Trẻ ăn và chơi cùng bố mẹ
Bố mẹ chính là hình mẫu của trẻ. Ảnh Internet 

2.5. Trẻ học số, chữ và âm nhạc

Qua các trò chơi hằng ngày ví dụ như đếm số gấu bông trên giường, xếp các đồ vật giống nhau vào giỏ, hay các bài hát có đếm số,…Bạn có thể giúp trẻ hình thành kỹ năng tính toán sớm.

2.6. Trẻ học được kỹ năng đọc viết sớm thông qua việc đọc và kể chuyện

Trẻ sẽ học được kỹ năng đọc viết sớm thông qua việc nghe hoặc cùng bạn đọc sách, kể chuyện. Các trò chơi với âm thanh, chữ cái và hình ảnh cũng giúp ích cho con rất nhiều trong lĩnh vực này. 

Mẹ đọc sách cho trẻ nghe
Trẻ sẽ học được kỹ năng đọc viết sớm thông qua việc được nghe hoặc cùng đọc sách với bạn. Ảnh: Scholastic

2.7. Trẻ học được kỹ năng cầm bút và viết tay

Kỹ năng cầm bút và viết tay của trẻ sẽ phát triển khi bạn khuyến khích trẻ vẽ, viết dù là những nét nguệch ngoạc. Ví dụ khi bạn đang viết thiệp hoặc danh sách đồ dùng cần mua, bạn hãy cho trẻ bút chì và giấy để trẻ cùng tham gia. “Viết” cũng giúp trẻ hiểu được mối liên hệ giữa các chữ cái và âm thanh nói.

2.8. Trẻ học về nghệ thuật

Bạn có thể hát cho trẻ nghe hoặc cùng hát với con, bật nhạc cho trẻ nhảy, cho trẻ chơi nhạc cụ hay mặc quần áo hóa trang. Tất cả những việc này đều là những cách tuyệt vời để giúp trẻ học về âm nhạc, kịch và khiêu vũ. Đây là những bước nền tảng để giúp con gieo mầm yêu nghệ thuật từ sớm. 

Mẹ cùng bé chơi nhạc cụ
Cùng trẻ chơi với nhạc cũ là một trong những nền tảng giúp con gieo mầm yêu nghệ thuật từ sớm. Ảnh Internet 

3. Cha mẹ cần lưu ý điều gì trong cách dạy con 3 năm đầu đời

Có một số điều cha mẹ cần rất lưu ý trong cách dạy con 3 năm đầu đời. Chúng bao gồm:

3.1. Bạn không nên gây áp lực với trẻ - một lưu ý quan trọng trong cách dạy con 3 năm đầu đời

Chúng ta đều biết được cách dạy con trong 3 năm đầu đời rất quan trọng. Có lẽ chính vì vậy mà rất nhiều bậc cha mẹ quá lo lắng và dành nhiểu thời gian để tìm hiểu về tất cả mọi thứ mà họ muốn trẻ học.

Tuy nhiên, chúng ta không nên nhầm lẫn về vấn đề này. Vì dù trí não trẻ phát triển rất nhanh trong 3 năm đầu đời. Điều đó không có nghĩa là con phải học tất cả mọi thứ trong quãng thời gian ngắn ngủi đó.

Từ khi sinh ra đến mốc 3 tuổi, trẻ đã có quá nhiều kiến thức, kĩ năng phải tiếp nhận và rèn luyện. Ăn, uống, vận động, phối hợp các giác quan,…với người lớn là việc quá đơn giản, nhưng trẻ phải học từng chút một. 

Bé ăn vui vẻ cùng mẹ
Bạn đừng tạo áp lực cho trẻ. Ảnh Internet 

Vậy, điều cốt yếu mà trẻ cần học và nhận được trong giai đoạn này là gì?

Đó chính là sự ổn định về mặt cảm xúc để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình học tập sau này. Do vậy, trong 3 năm đầu đời của trẻ, bạn nên tập trung tạo một môi trường an toàn, xây dựng sự gắn kết để tạo điều kiện cho trẻ phát triển về mặt cảm xúc. Đây sẽ là nền tảng vô cùng vững chắc cho quãng thời gian sau này của trẻ.

3.2. Tạo không gian an toàn về mặt cảm xúc để tạo điều kiện cho trẻ phát triển nhận thức 

Đây là một lưu ý quan trọng trong cách dạy con 3 năm đầu đời. Khi một đứa trẻ được đưa vào một không gian hoặc môi trường mới, bé sẽ chỉ thể hiện sự tò mò và tiến hành khám phá, thử nghiệm nếu chúng cảm thấy cha mẹ là nơi an toàn để chúng dựa vào và quay về.

Như vậy, bạn cần cho phép bé có được điều này – một không gian cảm xúc để phát triển về mặt nhận thức. Vì chính sự tìm tòi về thế giới xung quanh sẽ giúp trẻ học hỏi tăng khả năng nhận thức của mình từng ngày. 

Bé chơi cùng mẹ vui vẻ
Bạn hãy tạo không gian về mặt cảm xúc để giúp con phát triển nhận thức. Ảnh: Scholastic 

3.3. Không lơ là việc lập kế hoạch dạy trẻ trong những năm tiếp theo

Cách dạy con 3 năm đầu đời rất quan trọng, nhưng không có nghĩa là bạn tập trung mọi nguồn lực của mình vào 3 năm này mà lơ là những năm tiếp theo. Chương trình phát triển thần kinh khổng lồ của trẻ sẽ diễn ra trong suốt thời thơ ấu cho đến tuổi thiếu niên của trẻ, ở các phần khác nhau của bộ não.

Việc bạn cần làm là lập ra những kế hoạch dạy trẻ phù hợp với từng giai đoạn trong cuộc đời của con. Như vậy thì bạn mới có thể tạo điều kiện cho trẻ phát triển một cách tốt và toàn diện nhất.

3.4. Bạn chính là giáo viên của trẻ trong những năm đầu đời của bé

Trẻ nhỏ học tốt nhất khi có mối quan hệ ấm áp, gắn bó và đáp ứng với người chăm sóc chính của chúng. Vì vậy, bạn có vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ học hỏi trong những năm đầu đời. Sau này, khi đã tham gia vào chương trình giáo dục ở trường lớp, trẻ vẫn tiếp tục học hỏi về mọi lĩnh vực trong cuộc sống mà trẻ có cơ hội quan sát từ bạn. 

Mẹ dạy bé làm bánh
Bạn chính là giáo viên của trẻ. Ảnh Internet 

Cách dạy con 3 năm đầu đời là việc mà mọi bậc cha mẹ đều nên chú trọng, đầu tư tìm hiểu và thực hiện một cách đúng đắn. Đây là nền tảng quan tròn cho sự phát triển của trẻ về sau này. Bạn nên lập kế hoạch phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình và tính cách của trẻ, để khoảng thời gian đồng hành dạy con luôn đạt chất lượng và hiệu quả tốt nhất nhé.

Theo Educational Neuroscience & Raising Children

Lily Nguyễn lược dịch

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI