Cách cúng đầy tháng cho bé gái đơn giản và đầy đủ nghi thức mâm lễ

Cúng đầy tháng cho bé gái đúng nghi thức và mâm lễ là việc quan trọng, không thể thiếu cho nghi lễ đầu tiên trong cuộc đời của bé. Việc cúng đầy tháng với nhiều gia đình mang một ý nghĩa cực kỳ sâu sắc. Nghi lễ này không những để ra mắt tổ tiên, dòng họ mà còn thể hiện lòng thành của cha mẹ đối với các bề bề trên đỡ đầu cho bé như 12 mụ bà, 12 đức ông, mong thần linh tiếp tục phù hộ bé phát triển tốt và khỏe mạnh.

banner ads

Cũng trong ngày này các mẹ sẽ được chính thức xong thời gian ở cữ và có thể sinh hoạt bình thường, không phải kiêng khem khắt khe như trong tháng nữa. Vậy cách cúng đầy tháng cho bé gái đúng nghi thức và mâm lễ thì phải làm như thế nào, cần chuẩn bị những thứ gì, các bài khấn bái ra sao…. Các bậc cha mẹ hãy cùng Yeutre.vn tìm hiểu và chuẩn bị tốt nhất cho sự kiện quan trọng đầu đời của tiểu công chúa nhà mình thật đầy đủ nhất nhé.

bày mâm cúng
Đầy tháng là ngày quan trọng đánh dấu bước ngoặc đầu tiên của bé gái - Ảnh Internet

1. Thời gian làm lễ cúng đầy tháng cho bé gái

Khi em bé vừa chào đời vẫn còn xa lạ với thế giới xung quanh bên ngoài, cho nên cột mốc 30 ngày đầu đời, cha mẹ phải thực hiện nghi lễ mừng cho con phát triển khỏe mạnh, còn được gọi là lễ cúng đầy tháng. Nhưng theo ông bà xưa truyền lại, truyền thống nhân gian có nguyên tắc: “trai sụt một, gái sụt hai”. Vì thế đối với bé gái, cha mẹ hãy chọn ngày đầy tháng cho bé trước 2 ngày đủ tháng là tốt nhất, và chắc chắn phải chọn ngày theo âm lịch.

Ví dụ: nếu bé sinh vào ngày 28/3 âm lịch thì ngày cúng đầy tháng sẽ là ngày 26/4 âm nếu đó là bé gái. Nếu là bé trai thì ngày cúng đầy tháng sẽ là ngày 27/4 âm. Giờ thực hiện nghi lễ đầy tháng thường được thực hiện vào sáng sớm hoặc chiều tối.

em bé ngủ
Đối với bé gái, cha mẹ hãy chọn ngày đầy tháng trước 2 ngày đủ tháng là tốt nhất - Ảnh Internet

2. Chuẩn bị lễ vật cúng đầy tháng cho bé gái

2.1 Lễ vật cúng 12 mụ bà

Theo dân gian xưa thì từ khi bé còn trong bụng mẹ cho đến khi sinh ra đời, thì có 12 bà mụ nặn, là người chăm sóc, đỡ đần và bảo vệ bé. Mỗi bà có một nhiệm vụ khác nhau. 12 bà Mụ được nhắc đến với tất cả sự tôn kính ở đây đó chính là các bà:

banner ads
  • Mụ bà Trần Tứ Nương: coi sóc việc sinh nở (chú sanh)
  • Mụ bà Vạn Tứ Nương: coi việc thai nghén (chuyển sanh)
  • Mụ bà Lâm Cửu Nương: coi việc thụ thai (thủ thai)
  • Mụ bà Lưu Thất Nương: nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé.
  • Mụ bà Lâm Nhất Nương: coi việc chăm sóc bào thai (an thai)
  • Mụ bà Lý Đại Nương: coi việc chuyển dạ (chuyển sanh)
  • Mụ bà Hứa Đại Nương: coi việc khai hoa nở nhụy (hộ sản)
  • Mụ bà Cao Tứ Nương: coi việc ở cữ (dưỡng sanh)
  • Mụ bà Tăng Ngũ Nương: coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống)
  • Mụ bà Mã Ngũ Nương: coi việc ẵm bồng con trẻ (tống tử)
  • Mụ bà Trúc Ngũ Nương: coi việc giữ trẻ (bảo tử)
  • Mụ bà Nguyễn Tam Nương: coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ.
12 mụ bà
12 mụ bà đỡ đần bảo vệ và che chở cho con gái - Ảnh Internet

Trong lễ đầy tháng của bé gái, ngoài việc gia đình tổ chức tiệc mời khách để giới thiệu thành viên mới trong nhà, gia chủ còn phải chuẩn bị một mâm lễ cúng đầy tháng cho trẻ gồm:

Lễ vật cúng 12 bà Mụ đầy đủ:

  • 12 chén chè nhỏ (tùy theo vùng miền: người Nam hay cúng chè đậu nước dừa, người Bắc cúng chè hoa cau, người Huế cúng chè đậu xanh đánh);
  • 12 đĩa xôi nhỏ (tùy theo vùng miền: người Nam hay cúng xôi gấc, người Bắc cúng xôi vò, người Huế cúng xôi đậu xanh cà);
  • 12 chén cháo nhỏ; Các loại bánh dành cho trẻ con xếp thành 12 đĩa;
  • 2kg thịt quay + bánh hỏi chia làm 12 đĩa + 12 ly rượu nhỏ. Hoặc không có thể thay bằng 12 trứng vịt + 12 ly nước nhỏ;

2.2 Lễ vật cúng kính Đức ông và 3 đức thầy

Đức ông và 3 đức thầy kính trọng thờ cùng gồm có thánh sư, tổ sư và tiên sư có chức năng truyền dạy nghề nghiệp chứ không phải 13 đức thầy như nhiều người lầm tưởng.

bài lễ cúng 12 bà mụ
Bàn cúng thịnh soạn mừng ngày đầy tháng cho bé - Ảnh Internet

Lễ vật cúng đức thầy đầy đủ gồm:

  • 1 con gà và 3 đĩa xôi lớn
  • 1 tô cháo cùng 1 tô chè lớn;
  • 1 miếng thịt quay, một đĩa trái cây (5 loại quả bất kỳ), thêm trầu cau, cùng với rượu và đồ hàng mã (giấy tiền).

Cùng với các lễ vật này còn có thêm một bình hoa, trà, hương, đèn, nước, gạo, muối, muỗng và không thể thiếu một đôi đũa hoa.

2.3 Cách sắp xếp bàn cúng Mụ

Đồ lễ cúng đầy tháng cho trẻ sẽ được xếp trên hai bàn: một bàn nhỏ xếp phía trên để bày lễ vật cúng kính Đức ông. Bàn lớn còn lại bày lễ vật cúng kính 12 bà Mụ. 2 bàn trên và bàn dưới cách nhau 10 phân.

Mâm cúng được sắp xếp theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả” tức là ở phía đông đặt bình bông còn phía tây đặt lễ vật. Lưu ý, các mâm này phải được bài trí thật cân đối và đầy đủ các lễ vật đã nêu.

3. Nghi thức và cách cúng đầy tháng cho bé gái

Khi em bé ra đời, niềm hạnh phúc lớn nhất đối với gia đình chính là mẹ tròn con vuông, em bé ngoan, khỏe mạnh chào đời được cho chính là công lao lớn của Bà Mụ, Tam Ông. Vì thế trước khi cho bé ra mắt gia đình họ hàng là nghi thức cúng, tạ ơn Bà Mụ, Đức Ông. Bà nội hoặc bà ngoại (có thể là một người lớn trong họ thực hiện nghi lễ) sẽ là người đứng ra thay mặt gia đình thắp hương và khấn, để tỏ lòng biết ơn tôn kính đối với các bật bề trên.

bé buồn ngủ
Gia đính cúng đầy tháng cho bé tỏ lòng tôn kính bề trên, mong con khỏe mạnh bình an - Ảnh Internet

Ngày đầy tháng bé gái, gia đình sắp xếp mâm cúng ở trong nhà, mọi người đã đến đông đủ thì chủ nhà hoặc người cúng bắt đầu nghi lễ thường thường là sáng sớm hoặc buổi chiều.

4. Văn khấn cúng Mụ mang lại may mắn

“Nam mô a di Đà Phật! (Lập lại 3 lần). Con kính lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa. Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa. Con kính lạy Đệ tam Tiên Mụ đại tiên chúa. Con kính lạy Thập nhị bộ Tiên Nương. Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương. Hôm nay là ngày…. tháng…..năm….Vợ chồng con là …………………………… sinh được con (trai, gái) đặt tên là ……Chúng con ngụ tại: ……………………………………..

Nay nhân ngày đầy tháng (đầy cữ, đầy năm) chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bầy lên trước án, trước bàn tọa chư vị Tôn thân kính cẩn tâu trình: Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng thần linh... Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu tên là………… sinh ngày…… được mẹ tròn con vuông.

Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngoan, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô tai, vô ương vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đep, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quí. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo. Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành. Nam mô a di Đà Phật! (Lặp lại 3 lần)”

bàn cúng đầy tháng
Mâm cúng đủ vật đủ lễ dâng lên bề trên - Ảnh Internet

Khi khấn xong thì bố hoặc mẹ sẽ chắp tay bé lại và vái trước án 3 vái sau 3 tuần hương thì lễ tạ. Kế đến, gia đình mang vàng mã, váy áo đi hoá, vẩy rượu lúc đang hoá; đem tôm, cua, ốc đi phóng sinh tại các ao, hồ, sông để cầu phúc; các đồ chơi bằng nhựa, sành sứ thì giữ lại cho cháu bé để lấy phước.

5. Nghi thức khai hoa cầu chúc cho bé

Nghi thức khai hoa trong cách cúng đầy tháng theo dân gian còn gọi là nghi thức “bắt miếng”. Bé gái được đặt trên bàn, người cúng rót trà thắp hương và xin phép bắt miếng, sau đó bồng ẵm đứa trẻ trên tay, đồng thời lấy một cành hoa quơ qua quơ lại miệng bé và đọc những lời cầu chúc mang ý nghĩa tốt đẹp. Việc này mang ngụ ý mong con sau này lớn lên sẽ ăn nói nhỏ nhẹ, thùy mị nói lời hay ý đẹp, được mọi người yêu mến.

hoa cúng
Nghi thức khai hoa, mong con gái lớn lên dịu dàng, xinh đẹp như hoa như ngọc - Ảnh Internet

Đồng thời bé gái sẽ được dùng cuống trầu để  vẽ chân mày  như tạo sẵn đường nét trên mặt con. Hình thức này giống như cách “làm phép” cho bé, với mong muốn sau này con gái lớn lên sẽ dịu dàng, xinh đẹp như hoa.

Hy vọng cách cúng đầy tháng cho bé gái chi tiết và đầy đủ nhất trên đây sẽ giúp cho các mẹ biết cách tổ chức thật sự chu đáo, trọn vẹn nhất. Chúc cho bé gái nhà bố mẹ luôn phát triển khỏe mạnh, thông minh và xinh xắn nhé.

Hạnh Sử tổng hợp

Đã có 48 người đánh giá Hữu Ích

Đã có 24 người đánh giá bài viết này Đáng Tin Cậy

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI