Cúng đầy tháng bé gái mẹ nên chuẩn bị những gì?

Cúng đầy tháng bé gái với nhiều gia đình mang ý nghĩa quan trọng và sâu sắc. Cúng đầy tháng cho bé xưa được xem là nghi thức ra mắt tổ tiên dòng họ về sự chào đời của bé, thể hiện lòng thành của cha mẹ đối với các đấng bề trên đỡ đầu cho con. Đến nay, nhiều gia đình vẫn còn giữ phong tục này. Các mẹ hãy cùng Yeutre.vn tìm hiểu thêm nghi lễ, cũng như cách chuẩn bị cụ thể như thế nào nhé. 

banner ads

Cúng lễ đầy tháng bé gái chính là cầu mong thần linh sẽ tiếp tục phù hộ cho con gái của mình phát triển tốt và khỏe mạnh. Hy vọng con lớn lên sẽ luôn bình an và nhiều phước lành. Mẹ nên tham khảo thêm những chia sẻ dưới đây để biết nên chuẩn bị gì cho lễ đầy tháng con nhé.

1. Lễ cúng đầy tháng cho bé là gì?

Theo quan niệm dân gian xưa, người phụ nữ sau sinh ở cữ và em bé chưa đủ tháng thì không những không được ra khỏi nhà, mà còn phải tránh tiếp xúc với người khác. Do đó, ngày đầy tháng chính là ngày đầu tiên em bé được ra mắt chào hỏi gia đình nội – ngoại.

Cúng đầy tháng cho bé gái
Cúng đầy tháng chính là nghi thức ra mắt của bé với gia đình nội ngoại. Ảnh Internet

Lễ đầy tháng chính là dịp ăn mừng, đánh dấu cột mốc hào đời chào đời vừa tròn một tháng tuổi của con, chúc mừng cho cha mẹ em bé và thậm chí là cả họ hàng đôi bên. Tiệc mừng đầy tháng cũng là dịp để thông báo với họ hàng, bạn bè, lối xóm…tề tựu đến chung vui về sự có mặt của bé, như là chứng nhận của xã hội về sự tồn tại của một con người, với mong muốn con được cộng đồng nâng niu, cưu mang, che chở và giúp đỡ.

2. Các lễ vật cúng đầy tháng bé gái mẹ cần chuẩn bị

Theo dân gian xưa thì từ khi bé còn trong bụng mẹ cho đến khi sinh ra đời, thì có 12 bà mụ nặn, là người chăm sóc, đỡ đần và bảo vệ bé. Mỗi bà Mụ được nhắc đến với tất cả sự tôn kính, đảm nhiệm các trọng trách coi sóc và đỡ đầu cho thai phụ và em bé.

banner ads
cúng đầy tháng cho bé
Lễ đầy tháng chính là sự ra mắt của con với họ hàng và các đấng bề trên - Ảnh Internet

Mẹ cần chuẩn bị các lễ vật cúng 12 mụ bà bao gồm: 12 chén chè nhỏ, 12 đĩa xôi nhỏ, 12 chén cháo nhỏ, các loại bánh dành cho trẻ con xếp thành 12 đĩa, 2 kg thịt quay + bánh hỏi chia làm 12 đĩa và 12 ly rượu nhỏ.

Lễ vật cúng kính đức ông và 3 đức thầy gồm:

Ngoài các Bà mụ, còn có Đức ông và 3 đức thầy kính trọng thờ cùng gồm có thánh sư, tổ sư và tiên sư có chức năng truyền dạy nghề nghiệp. Lễ vật cúng đức ông đầy đủ gồm: 1 con gà luộc tréo cánh, 1 tô cháo lớn, 1 tô chè lớn, 3 đĩa xôi lớn, 1 miếng thịt quay, một đĩa hoa quả (5 loại quả bất kỳ), trầu cau, rượu và đồ hàng mã (giấy tiền). Cùng với các lễ vật này còn có thêm một bình hoa, trà, hương, đèn, nước, gạo, muối, muỗng và không thể thiếu một đôi đũa hoa.

Cách sắp bàn mâm cúng đầy tháng như sau:

Đồ lễ cúng đầy tháng cho trẻ sẽ được xếp trên hai bàn: một bàn nhỏ xếp phía trên để bày lễ vật cúng kính Đức ông. Bàn lớn còn lại bày lễ vật cúng kính 12 bà Mụ. 2 bàn trên và bàn dưới cách nhau 10 phân. Mâm cúng được sắp xếp theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả” tức là ở phía đông đặt bình bông còn phía tây đặt lễ vật. Lưu ý, các mâm này phải được bài trí thật cân đối và đầy đủ các lễ vật đã nêu.

3. Nghi thức cúng đầy tháng bé gái

Khi em bé ra đời, niềm hạnh phúc lớn nhất đối với gia đình chính là mẹ tròn con vuông, em bé khỏe mạnh chào đời chính là công lao lớn của Bà Mụ, Tam Ông, vì thế trước khi cho bé ra mắt gia đình họ hàng là nghi thức cúng, tạ ơn Bà Mụ, Đức Ông. Bà nội hoặc bà ngoại (có thể là một người lớn trong họ thực hiện nghi lễ) sẽ là người đứng ra thay mặt gia đình thắp hương và khấn, để tỏ lòng biết ơn tôn kính đối với các bậc bề trên.

bày mâm cúng
Gia đính cúng đầy tháng cho bé thể hiện lòng tôn kính bề trên - Ảnh Internet

3.1 Nghi lễ thắp hương và cúng

Sau khi chuẩn bị tất cả các lễ vật đầy đủ, tiếp theo là sắp lên bàn, tiếp đến là một người lớn trong họ sẽ đứng ra thay mặt thực hiện nghi lễ thắp hương và khấn như sau: “Hôm nay, ngày (mùng)… tháng… (ÂL), ngày cháu (nội hay cháu ngoại… ) họ, tên… tròn 1 tháng tuổi, gia đình chúng tôi bày mâm lễ vật này, cung thỉnh thập nhị mụ bà và tam đức ông trước về chứng minh nhận lễ, sau tiếp tục phù trợ cho cháu (tên… ) mạnh tay, mạnh chân, mau lớn, hiền, ngoan, phù trợ cho gia đình an vui, hạnh phúc”.

3.2 Nghi thức khai hoa và đặt tên cho con

Sau khi đã cúng xong thì bắt đầu nghi thức khai hoa, dân gian còn gọi là nghi thức “bắt miếng”. Bé gái được đặt trên bà, người cúng rót trà thắp hương và xin phép bắt miếng, sau đó bồng ẵm đứa trẻ trên tay, đồng thời lấy một cành hoa quơ qua quơ lại miệng bé và đọc những lời cầu chúc mang ý nghĩa tốt đẹp, với mong muốn sau này con gái lớn lên sẽ dịu dàng, xinh đẹp như hoa.

Việc cuối cùng trong lễ cúng đầy tháng bé gái là nghi thức đặt tên cho con hay còn gọi là xin keo. Đây là cách để người chủ xin ý kiến bề trên về cái tên định đặt cho con của mình. Chủ lễ sẽ dung 2 đồng tiền cổ bằng bạc gieo vào 1 chiếc đĩa sâu lòng. Chủ lễ gieo 2 đồng tiền nếu 1 úp, 1 ngửa nghĩa là cái tên đinh đặt cho con đã được tổ tiên chấp nhận. Nếu 2 mặt đều úp hoặc ngửa, chủ nhà phải làm lại và tuân thủ quy tắc quá tam ba bận, sau ba lần không được thì chọn tên khác cho con gái.

em bé sơ sinh
Gia đình cúng đầy tháng mong con lớn lên bình an khỏe mạnh - Ảnh Internet

Sau khi khấn xong sẽ là thời gian để mọi người trong gia đình vui vầy, gửi những lời chúc tốt đẹp, may mắn đến bé, cũng như lì xì cho con trai (ba của bé) để hoàn tất tiệc đầy tháng.

Hy vọng với những chia sẻ chi tiết trên thật hữu ích cho các mẹ, nhất là những mẹ sinh con gái. Nếu gia đình mình vẫn còn giữ phong tục cúng đầy tháng , với những thông tin này, mẹ sẽ dễ dàng hơn, trong việc chuẩn bị việc cúng đầy tháng cho bé gái nhà mình được đầy đủ. Chúc bé yêu của mẹ luôn phát triển khỏe mạnh và hạnh phúc bên gia đình.

Hạnh Sử tổng hợp

Đã có 1 người đánh giá bài viết này Đáng Tin Cậy

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI