Cách ăn đậu nành vừa bổ sung dưỡng chất vừa đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh

Đậu nành không phải là nguyên nhân gây ra chứng vô sinh ở thai nhi như lời đồn đại. Tuy nhiên, ăn đậu nành khi mang thai phải trong một chừng mực nhất định sẽ tốt hơn cho thai nhi

banner ads

.

50725-dau-nanh-2.jpg

Đậu nành là thực phẩm được nhắc đến nhiều nhất với công dụng giảm nồng độ cholesterol và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch

Trong những năm gần đây, đậu nành là thực phẩm được nhắc đến nhiều nhất với công dụng giảm nồng độ cholesterol và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Các cây họ đậu cũng là nguồn dinh dưỡng rất cần thiết cho phụ nữ mang thai.

Ngoài lượng protein dồi dào, đậu nành còn là nguồn cung cấp axit folic, sắt, canxi, kẽm, các chất khoáng và đặc biệt rất giàu chất xơ cũng như axit béo omega-3.

Với những lợi ích dinh dưỡng to lớn như vậy, đậu nành là một trong những nguồn thực phẩm tự nhiên được ưu tiên nhất cho các bà mẹ mang thai. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng lại cho thấy những tác dụng tiêu cực của nó khi dùng quá nhiều:

Không ăn quá nhiều

Đậu nành chứa axit phytic, một chất có trong các loại thực vật tự nhiên có khả năng liên kết với các khoáng chất. Khi vào đến cơ thể, axit phytic có thể ngăn chặn sự hấp thu của một số kim loại nặng như thủy ngân, nhưng đồng thời nó cũng ngăn chặn sự hấp thu khoáng chất cần thiết như canxi, magiê, sắt và kẽm. Đây đều là những chất rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi.

Ngoài ra, tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol lại là một lợi ích ngoài mong đợi đối với các bà bầu. Bởi lẽ, khi mang thai, cơ thể chúng ta cần cholesterol để tạo ra progesterone và estrogen, những hormone cần thiết để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh.

Lượng đậu nành phù hợp trong thai kỳ

50724-dau-nanh-1.jpg

Bà bầu có thể dùng các thực phẩm khác được làm từ đậu nành, đặc biệt là thực phẩm đậu nành lên men

Có thể bạn đã từng nghe nói rằng ăn đậu nành sẽ dẫn đến dậy thì sớm, chu kỳ kinh nguyệt không đều và các vấn đề khác liên quan đến khả năng sinh sản ở các bé gái và làm tăng tỷ lệ dị tật bẩm sinh đường niệu ở bé trai. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên động vật đã không đưa ra được một bằng chứng rõ ràng để chứng minh các kết luận trên có thể xảy ra ở người. Mặc dù vậy, việc ăn uống điều độ vẫn là điều kiện tiên quyết cho một thai kỳ khỏe mạnh.

Trong thời gian mang thai, bạn chỉ nên ăn 1-2 phần đậu nành mỗi ngày và một phần ăn là nửa chén đậu hũ hoặc một cốc sữa đậu nành. Một số chuyên gia dinh dưỡng cho rằng có thể ăn các sản phẩm lên men từ đậu nành như bánh đậu tương lên men (tempeh) và tương đậu nành (miso) vì quá trình lên men giúp trung hòa axit phytic có trong đậu nành, làm cho các chất dinh dưỡng trong cơ thể được hấp thụ dễ dàng hơn. Thậm chí, bạn có thể ăn các thực phẩm khác từ đậu nành như đậu nành rang, kem đậu nành hoặc khoai tây chiên đậu nành đều được. Nhưng quan trọng nhất là phải ăn đủ lượng cần thiết, không hơn.

Yeutre.vn

Nguồn: fP

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI