Dây rốn chỉ là dây truyền dinh dưỡng cho thai nhi trong bụng mẹ hay còn điều gì khác? Thử tìm hiểu thêm về dây rốn với 6 điều bất ngờ dưới đây.
1. Vị trí của dây rốn
Rốn của bạn bây giờ chính là vị trí dây rốn được nối vào bạn khi bạn còn đang trong bụng mẹ. Một đầu còn lại của dây rốn được nối với thành tử cung của mẹ thông qua nhau thai. Giờ thì bạn biết dây rốn nằm ở đâu rồi đấy.
Dây rốn là một bộ phận rất quan trọng với thai nhi.
2. Chiều dài của dây rốn
Với mỗi người khác nhau dây rốn cũng có chiều dài khác nhau. Nhưng chiều dài trung bình của nó là 56cm, nghĩa là chỉ bằng khoảng 3 gang tay của mẹ. Có thể dây rốn của bạn sẽ dài hơn hoặc ngắn hơn một chút đấy.
3. Cắt rốn
Cắt rốn nghĩa là cắt dây rốn. Công việc này được tiến hành ngay khi bé chào đời. Lúc này bé phải tự mình hô hấp để lấy oxy và dây rốn trở nên thừa thãi. Sau 1 đến 3 tuần thì cuống rốn sau khi cắt mới mất đi hoàn toàn và bạn mới có được hình dạng rốn như bây giờ.
Với những trường hợp không cần cắt dây rốn thì có nghĩa là chúng đã bị đứt trước đó rồi. Trong những trường hợp này sẽ dễ gây ngạt thở cho thai nhi. Vì vậy, dây rốn tốt nhất là nên được cắt đi.
4. Chức năng của dây rốn
Dây rốn giúp truyền chất dinh dưỡng từ mẹ vào bé.
Ai cũng biết dây rốn truyền chất dinh dưỡng cho bé. Nhưng dây rốn cũng sẽ truyền cả oxy cho bé nữa. Ngoài ra, các chất kháng sinh từ mẹ cũng được truyền vào bé qua dây rốn. Do đó, nếu mẹ bầu dùng thuốc thì nên thật cẩn thận vào giai đoạn này, mọi loại thuốc đều nên có chỉ định của bác sĩ.
Một điều nữa, dây rốn còn là nơi chuyển đi những chất thải từ bào thai ra nhau thai. Chính điều này đảm bảo cho bào thai luôn luôn vô trùng, giàu oxy và dinh dưỡng. Dây rốn chính là nguồn sống duy nhất của bé trong thời kỳ thai nhi.
5. Sa dây rốn
Sa dây rốn thường xảy ra vào tuần 38 của thai kỳ. Nó dễ gây ra tình trạng suy thai cấp do dây rốn không còn đảm bảo việc cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi. Nếu không được can thiệp kịp thời thai nhi có thể bị đình trệ hô hấp dẫn đến tử vong hoặc bị tổn thương não khi được sinh ra.
Vì vậy nếu mẹ bầu đã được cảnh báo là có nguy cơ bị sa dây rốn thì nên thường xuyên theo dõi thai nhi để phát hiện và xử lý kịp thời.
6. Dây rốn quấn quanh cổ bé
Dây rốn phát triển trước thai nhi và trôi nổi bồng bềnh trong bụng mẹ. Khi thai nhi còn quá nhỏ, việc bé dễ bị dây rốn quấn quanh cổ là hết sức bình thường. Có khoảng 30% các bé phải đối mặt với chuyện này trong thai kỳ. Tuy nhiên dây rốn có thể tự động tháo ra nên các trường hợp này đều khá an toàn.
Thai còn nhỏ, dây rốn quấn quanh cổ là bình thường.
Nhưng một số trường hợp dây rốn giống như chỉ rối khi bị cuốn vào nhau và gây ra tắc nghẽn, làm cho việc cung cấp dưỡng chất cho thai nhi bị chậm hoăc ngừng lại. Với những trường hợp như vậy thì đẻ mổ là biện pháp xử lý để đảm bảo cho thai nhi và mẹ được an toàn.
Yeutre.vn