Bụng cứng khi mang thai 3 tháng cuối có đáng lo?

Bị cứng bụng khi mang thai nhiều người cho rằng đây là dấu hiệu mẹ bầu sẽ sinh non. Tuy nhiên, điều này không chính xác chút nào.

banner ads

Đây là một hiện tượng bình thường và không có ảnh hưởng gì đến sức khỏe mẹ bầu, bởi những thay đổi trong thai kỳ như sự chèn ép của tử cung, sự lớn lên của em bé… là những nguyên nhân gây ra sự cứng bụng cho mẹ bầu. Hãy cùng yeutre.vn tìm hiểu các nguyên nhân gây nên biểu hiện này ở mẹ bầu nhé.

Tử cung

Tử cung phát triển là nguyên nhân gây cứng bụng ở mẹ bầu.

Nguyên nhân đầu tiên khiến mẹ bầu bị cứng bụng là do tử cung ngày càng lớn dần về kích thước trong quá trình phát triển của thai nhi.

banner ads

Tử cung nằm giữa trực tràng và bàng quang, chứa đựng thai nhi trong nó cho đến khi em bé chào đời. Tử cung ngày càng lớn sẽ chèn ép các cơ quan khác, bắt đầu ngay từ giai đoạn đầu tiên của thai kỳ. Thế nhưng mẹ sẽ chỉ cảm nhận được bụng cứng lại khi thai kỳ đã ở tam cá nguyệt thứ hai.

Mẹ bầu béo và gầy

Thường mẹ bầu gầy sẽ cảm nhận được cảm giác cứng bụng sớm hơn. Ngược lại mẹ bầu có cân nặng chiếm ưu thế hơn sẽ cảm nhận sự cứng bụng chậm hơn. Có thể đến tam cá nguyệt thứ ba mẹ bầu mới cảm nhận được điều này. Lý giải điều này có thể là do lớp mỡ dày ở vùng bụng của mẹ bầu nặng cân khiến cho cảm giác cứng bụng giảm đi đáng kể.

Những vết rạn da

Những vết rạn da cũng gây ra cảm giác căng tức.

Những vết rạn da cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu cảm thấy căng tức ở vùng bụng. Sự lớn lên nhanh chóng của tử cung khiến cho làn da mẹ bầu không kịp thích nghi và vì vậy trở nên rạn nứt. Mẹ có thể dùng dầu dừa hoặc dầu oliu để massage vùng bụng để phòng ngừa rạn da. Tuy nhiên massage quá nhiều có thể tạo ra các kích thích lên tử cung làm xuất hiện các cơn gò và gây ra sinh non. Vì vậy, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện điều này.

Khung xương thai nhi bắt đầu phát triển

Bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ hai mẹ bầu cũng sẽ cảm nhận được sự căng cứng của bụng bầu là do sự phát triển hệ xương của bé hình thành và phát triển cùng lúc vào thời gian này. Khi thai nhi đã hình thành nên bộ xương thì bụng mẹ bầu sẽ cứng hơn rất nhiều đấy.

Ngoài ra, chính sự tăng trưởng về kích thước của bé cũng khiến cho bụng mẹ bầu ngày càng cứng hơn.

Cứng bụng khi mnag thai là hiện tượng bình thường mẹ bầu đừng lo lắng.

Táo bón

Khi bị táo bón, bụng mẹ bầu sẽ trở nên căng tức khó chịu. Chứng táo bón gây ra cảm giác căng cứng cho bụng của mẹ bầu. Chế độ ăn uống ít chất xơ cùng những chèn ép của tử cung lên ruột khiến cho mẹ bầu rất dễ bị táo bón.

Vì vậy, mẹ bầu cần cân bằng chế độ ăn uống, bổ sung dinh dưỡng và uống nhiều nước để tránh táo bón nhé.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI