Bỏ túi bộ cẩm nang phòng chống rạn da cho bà bầu hiệu quả trong thai kỳ

Hầu như 90% phụ nữ đều bị rạn da trong thời kỳ bầu bí. Và có một sự thật đáng "ám ảnh" là những vết rạn da sẽ không biến mất sau sinh mà sẽ đi cùng người phụ nữ suốt cuộc đời.

banner ads

Tuy vậy, các mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng, nếu biết cách phòng tránh chúng ta vẫn sẽ giữ được làn da không tì vết như thời son rỗi.

Nguyên nhân dẫn đến rạn da ở mẹ bầu

90% mẹ bầu bị rạn da.

Sự thay đổi của hormone

banner ads

Khi mang thai, lượng hormone của cơ thể có sự thay đổi nhanh chóng, điều này khiến cho các tế bào da không kịp phát triển để thích ứng dẫn đến tình trạng rạn da. Không chỉ trong thời gian mang thai, một số giai đoạn như dậy thì cũng khiến tình trạng hormone bất thường dẫn đến da bị rạn.

Tăng cân bất thường

Cấu tạo của da gồm có ba lớp với biểu bì ở ngoài cùng, bì ở giữa và lớp hạ bì ở trong cùng. Sự tăng cân khiến cho da bị kéo giãn trong một thời gian dài và làm mất tính đàn hồi của da cũng như các tổ chức lên kết tế bào da như các sợi collagen và elastin… bị gãy đứt và gây ra các vết sẹo hay rạn da. Thường sự tổn thương này xuất hiện ở lớp giữa, do đó các vết thương này gần như không thể can thiệp được và việc xóa rạn cực kỳ khó khăn.

Ở mẹ bầu, kích thước bụng tăng lên nhiều lần so với bình thường một cách đột ngột sẽ khiến cho da mất độ đàn hồi, đứt gãy các sợi tế bào xảy ra tạo thành các vết rạn nứt trên vùng da bụng.

Hơn nữa, khi mang bầu trọng lượng cơ thể của mẹ bầu cũng tăng lên đáng kể. Không chỉ ở vùng bụng mà một số vùng khác như đùi, mông, bắp tay, ngực cũng xuất hiện rạn da tùy vào cơ địa từng người. Nhưng vết rạn ở bụng sẽ thấy rõ nhất vì đây là bộ phận tăng kích thước nhiều nhất trong thai kỳ.

Mẹ bầu chỉ nên tăng từ 10 - 15kg trong thai kỳ

Các vết rạn ban đầu có màu đỏ nhạt hoặc màu tía. Sau khi lành chúng chuyển sang màu xám hay trắng. Do đó, việc thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý trong thai kỳ để chống béo phì ở mẹ bầu là một trong những cách ngăn chặn rạn da xuất hiện. Theo đó, cân nặng tăng hợp lý cho mẹ bầu là 10-15kg.

Ít vận động

Điều này nghe có vẻ không liên quan nhưng việc mẹ bầu ít vận động cũng ảnh hưởng đến việc xuất hiện các vết rạn da. Để bảo đảm an toàn cho bé nên các mẹ kiêng hẳn các hoạt động vận động thể dục thể thao trong thai kỳ. Một số mẹ kiêng quá mức khiến cho máu huyết khó lưu thông điều này dẫn đến tình trạng rạn nứt da do thiếu máu nuôi dưỡng các tế bào khỏe mạnh.

Do di truyền

Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu mẹ dễ bị rạn da khi có thai thì con gái trong tương lai cũng sẽ gặp vấn đề tương tự.

Do cơ địa của mỗi người

Một số người có cấu trúc da ít bền vững và họ bị rạn da mà không phải do những nguyên nhân nêu trên. Và vì vậy nếu có thai tình trạng rạn da ở những mẹ bầu này sẽ trở nên trầm trọng hơn những mẹ bầu khác.

Do thiếu kẽm

Sự tăng số đo đột ngột của mẹ bầu khiến rạn da xuất hiện.

Kẽm đóng vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động của cơ thể. Chúng đặc biệt quan trọng trong việc tổng hợp collagen cho cơ thể và chống oxy hóa. Mẹ bầu thường thiếu kẽm trong thai kỳ của mình vì đây cũng là khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Do đó, mẹ bầu cũng dễ bị rạn da hơn trong thai kỳ của mình khi thiếu hụt chất khoáng này.

Mẹ có thể bổ sung kẽm thông qua các thực phẩm như giàu khoáng chất này như: thịt gà, cừu, bò, trứng và các loại hạt ngũ cốc.

Do thiếu nước

Mẹ bầu nên uống nhiều nước

Nguyên nhân cực kỳ đơn giản này đôi khi lại gây ra những vết sẹo không cách nào làm mất đi: rạn da. Khi cơ thể thiếu nước, độ đàn hồi của da giảm và dẫn đến da bị rạn hay tình trạng rạn da có sẵn sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Do đó trong thai kỳ mẹ bầu cần uống nhiều nước hơn bình thường bởi ngoài nhu cầu cơ thể còn cần cung cấp nước ối cho thai nhi. Một số dấu hiệu có thể cho thấy mẹ bầu bị thiếu nước như môi bị khô, mệt mỏi, nhức đầu, khó tập trung… Do đó, mỗi ngày mẹ bầu nên uống đủ khoảng 3 lít nước nhé.

Rạn da xuất hiện vào tháng thứ mấy?

Thai phụ ở tháng thứ 6 hay 7 sẽ khó tránh khỏi chứng rạn da. Nếu mẹ bầu có nước da trắng thì vết rạn sẽ có màu hồng nhạt. Ngược lại nếu mẹ bầu có nước da ngăm thì vết rạn lại có màu sáng trắng.

Có ngăn ngừa được rạn da không?

Khi các vết rạn xuất hiện, bạn sẽ không có cách nào để ngăn chặn sự xuất hiện này hoặc làm chúng biến mất. Nếu mẹ bầu mang thai lần hai các vết rạn sẽ tiếp tục xuất hiện chồng lên các vết rạn cũ vẫn còn từ lần sinh trước đó.

Tuy nhiên, một số các tác động từ bên ngoài như thoa kem dưỡng bảo vệ da hay tác động từ bên trong như quan tâm chế độ ăn uống… có thể giảm nguy cơ xuất hiện rạn da hoặc làm cho các vết rạn mờ hơn. Thời điểm tốt nhất tác động đến các vết rạn là khi chúng vẫn còn có màu đỏ nhạt. Điều này có nghĩa là các tổn thương dưới da còn mới và có thể khắc phục được.

Khi rạn da đã xuất hiện bạn sẽ không thể tác động để chúng biến mất.

Cách khắc phục rạn da ở mẹ bầu

Giữ cân nặng ở mức vừa phải

Cân nặng sẽ luôn là vấn đề đối với chứng rạn da. Vì vậy, kể cả khi bạn đang mang thai và có quyền tăng cân thì cũng hãy giữ cho cơ thể tăng cân vừa phải. 10 đến 15 kg là mốc hợp lý nếu mẹ bầu mang thai đơn. Còn nếu mẹ bầu mang song thai thì đừng vượt qua mốc 20kg nhé.

Ăn các thực phẩm tốt cho da

Một số thực phẩm giàu vitamin A, vitamin E, Vitamin C và omega 3 là những thức ăn tốt cho da của bạn. Vì vậy hãy bổ sung chúng trong thực đơn của mình.

Vitamin E giúp cho cơ thể bạn ngăn ngừa được các vết rạn và giữ cho làn da luôn mềm mại. Thoa vitamin E trực tiếp lên da cũng hạn chế nguy cơ bị rạn đấy.

Vitamin E giúp cho cơ thể bạn ngăn ngừa được các vết rạn và giữ cho làn da luôn mềm mại.

Vitamin A và C tham gia tái tạo tế bào và chống oxy hóa. Do đó mà chúng cũng là những chất cần thiết trong cuộc chiến chống rạn da của mẹ bầu.

Uống đủ nước, hạn chế các thức uống có hại cho làn da

Hãy đảm bảo làn da bạn không bị mất nước bằng cách uống đủ uống mỗi ngày nhé! Tuy nhiên cần tránh xa cà phê, trà, rượu bia và cả thuốc lá nhé. Chúng vừa không tốt cho làn da bạn, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ lẫn con.

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

Các cơn ốm nghén hay mệt mỏi thai kỳ khiến mẹ bầu không màng đến chuyện ăn uống và vì vậy khiến cho cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng trở thành nguyên nhân gây ra các vết rạn da. Protein là chất dinh dưỡng cần thiết để xây dựng tế bào, nó có nhiều trong trứng, cá, sữa cũng như các loại rau củ tốt khác.

Tập thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên

Một cách tác động tích cực đến độ khỏe mạnh của làn da là cải thiện sự lưu thông máu huyết của cơ thể bằng cách tập thể dục. Tập thể dục cũng khiến cho cân nặng của bạn được kiểm soát tốt. Trong thia kỳ mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng, ngay cả sau sinh cũng thế nhé!

Giữ chế độ vận động và ăn uống hợp lý là cách để chống rạn da ở mẹ bầu

Ngủ đủ giấc và tránh stress

Giấc ngủ sẽ giúp cơ thể bạn cũng như làm da có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục. Do đó, muốn có một làn da khỏe mạnh bạn nên ngủ đủ giấc. Hãy tìm những cách thích hợp để hỗ trợ giấc ngủ của mình nếu mẹ bầu bị mất ngủ. Nên đảm bảo ít nhất 6h mỗi đêm và có một giấc ngủ trưa ngắn khoản 30 phút.

Ngoài ra cũng đừng tác động xấu đến da của bạn nếu bị stress trong thời gian dài. Hãy bỏ qua hết mọi muộn phiền, lo lắng để cơ thể được thư giãn, nghỉ ngơi, hồi phục và có sức sống trở lại.

.

Massage các vùng da có khả năng bị rạn bằng các loại tinh dầu

Massage là một cách để bạn có thể tránh được rạn da bởi hoạt động này giúp cho máu lưu thông, làn da trở nên mềm mại, tươi tắn hơn. Bạn có thể massage với các loại tinh dầu như dầu dừa hay dầu oliu hay các loại kem có chứa nhiều collagen và elastin để ngăn chặn rạn da bắt đầu từ tháng thứ 4.

Massage da với các loại tinh dầu như dầu dừa

Bổ sung collagen tự nhiên

Collagen là thành phần quan trọng trong tế bào da để duy trì độ mềm, mịn của chúng. Cấu trúc da dễ đứt gãy nếu lượng collagen cần thiết bị thiếu hụt. Do đó, mẹ bầu nên bổ sung lượng dưỡng chất này thông qua các thức ăn hàng ngày. Một số loại thực phẩm có hàm lượng collagen phong phú hay nguồn dưỡng chất giúp cơ thể tổng hợp được collagen như: trái cây màu đỏ, sữa đậu nành, cá hồi…

Bổ sung kẽm cho da

Thiếu kẽm da rất dễ bị rạn. Vì vậy hãy bổ sung kẽm cho cơ thể. Mẹ bầu có thể uống viên bổ sung kẽm nếu cần thiết. Tuy nhiên nên uống theo đơn kê của bác sĩ.

Lòng trắng trứng gà

Một cách để mẹ bầu có thể cải thiện tình trạng rạn da hoặc làm mờ vết rạn là dùng lòng trắng trứng gà. Cách làm đơn giản là mẹ bầu lấy lòng trắng trứng thoa lên vùng da dễ bị rạn. Thoa chồng 3 đến 4 lần khi lớp trước đã khô. Sau cùng chờ khoảng 15 phút và tắm sạch.

Lòng trắng trứng gà chữa rạn da cũng rất hiệu quả

Lòng trắng trứng gà có tác động giúp da tái tạo collagen và vì vậy chúng mang lại hiệu quả tích cực để chống các vết rạn. Mẹ bầu nên làm 3 lần/tuần để thấy hiệu quả nhé.

Sữa tươi

Sữa tươi với nhiều vitamin và cách dưỡng chất giúp chống lão hóa cho da, làm mịn da, chống bong da và tăng sức đề kháng cho làn da. Cách dùng đơn giản là mẹ bầu dùng sữa tươi massage các vùng da bị rạn hay dễ bị rạn sau khi tắm xong. Làm hàng ngày và tắm lại sau khi massage khoảng 15 phút nhé.

Gelatin

Gelatin là một dưỡng chất giúp da hạn chế các vết rạn da một cách tuyệt vời vì chúng tham gia trực tiếp vào sự hình thành collagen. Mẹ bầu có thể bổ sung nguồn dưỡng chất này bằng cách uống nước xương hầm mỗi sáng. Vì trong xương có hàm lượng gelatin tự nhiên khá lớn.

Bổ sung gelatin cho cơ thể bằng nước hầm xương

Đường

Mẹ bầu sẽ hạn chế được các vết rạn khi massage vùng da rạn với hỗn hợp đường, chanh và dầu hạnh nhân. Nên làm hàng ngày để thấy hiệu quả nhé.

Nha đam

Nha đam được biết đến là thực phẩm làm đẹp cho da tự nhiên. Chúng không chỉ làm sáng da, giảm nếp nhăn, giữ ẩm mà còn làm lành các vùng da hư tổn nên cũng làm mờ các vết rạn da. Mẹ bầu chỉ cần gọt vỏ và đắp gel nha đam lên vùng da rạn mỗi ngày là được.

Nước chanh

Axit tự nhiên trong chanh có thể làm sáng các vết rạn da và khiến chúng hài hòa với làn da thực của mẹ bầu hơn. Hãy thoa nước cốt chanh lên vùng da rạn hàng ngày và rửa sạch với nước sau khoảng 15 phút.

Khoai tây

Dùng khoai tây trị rạn da

Với khoai tây, mẹ bầu chỉ cần cắt chúng làm đôi và chà nhẹ mặt cắt lên vùng da rạn để tinh chất của khoai tây ngấm vào da là được.

Bơ cây hạt mỡ (shea butter) hoặc bơ cacao

Đây là những chất được dùng để phục hồi độ đàn hồi của da trong ngành làm đẹp. Cách sử dụng cho mẹ bầu là bôi chúng lên vết rạn và rửa sạch lại với nước sau khoảng 30 phút. Các vết rạn sẽ mờ đi trông thấy đấy.

Đón nhận vẻ đẹp mới

Một số chị em thấy những vết rạn là xấu xí. Nhưng một số mẹ lại thấy những vết rạn vì sinh nở trên cơ thể mình mang nhiều ý nghĩa.

Nếu mẹ có những vết rạn hãy đón nhận chúng như một vẻ đẹp mới của cơ thể nhé.

Dù sao những vết rạn cũng sẽ không biến mất dù bạn đã cải thiện chúng đến mức nào. Vậy thì hãy đón chào chúng như một vẻ đẹp mới của cơ thể nhé.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI