Biểu hiện trẻ bị sởi dễ dàng nhận biết qua các thời kỳ của bệnh

Biểu hiện trẻ bị sởi rất dễ dàng để phát hiện vì nó rất rõ ràng. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng biết và còn nhầm lẫn bệnh sởi với một số bệnh khác như sốt phát ban. Việc biết những biểu hiện của trẻ bị bệnh sởi sẽ giúp cha mẹ xử lý và chăm sóc kịp thời để trẻ có thể mau chóng hồi phục sức khỏe và tránh được những biến chứng có thể gặp phải.

banner ads

1. Những biểu hiện trẻ bị sởi trong thời kỳ đầu

bieu hien tre bi soi 1
Sốt là một biểu hiện trẻ bị sởi trong thời gian đầu mắc bệnh. Ảnh Internet

Trẻ bị sởi là do virus sởi gây ra, chủ yếu là lây nhiễm qua đường hô hấp và dễ gặp trong mùa đông xuân - thời kỳ các bệnh về lây qua đường hô hấp phát triển mạnh, trong đó có sởi ở trẻ em. Sau khi bị nhiễm virut sởi, trong những ngày đầu, trẻ chưa có nhiều biểu hiện bất thường gì rõ ràng. Vì đây là thời kỳ ủ bệnh và thường kéo dài trung bình trong 10 ngày trước khi có những dấu hiệu rõ ràng để chẩn đoán. Biểu hiện trẻ bị sởi dễ nhận thấy trong giai đoạn này là trẻ xuất hiện những cơn sốt nhẹ. Cha mẹ cần tiếp tục theo dõi sức khỏe của con để sẵn sàng đối phó với những biểu hiện tiếp theo ở trẻ.

2. Những biểu hiện của trẻ bị sởi trong thời kỳ khởi phát và thời kỳ toàn phát

Ở thời kỳ khởi phát, biểu hiện trẻ bị sởi bắt đầu rõ ràng hơn. Đó là việc trẻ xuất hiện những cơn sốt cao trên 39 độ C và có thể kèm theo co giật. Bên cạnh đó, trẻ trở nên biếng ăn, người lừ đừ, mệt mỏi, đau nhức các cơ khớp. Ngoài ra, lúc này những biểu hiện trẻ bị sởi phần nào giống với những triệu chứng của cảm cúm , bao gồm: viêm kết mạc mắt , mắt đỏ , đổ ghèn nhiều, mí mắt sưng phù nhạy cảm với ánh sáng, sổ mũi, ho, hắt hơi, tiêu chảy ... Thêm nữa, khi quan sát trong miệng trẻ cha mẹ sẽ thấy những chấm tròn nhỏ khoảng 1mm nổi lên, còn gọi là koplik.

Khi trẻ bị sởi bước vào thời kỳ toàn phát thì biểu hiện dễ dàng nhận thấy nhất đó là việc xuất hiện những vết ban nhỏ mọc khắp cơ thể. Các vết ban này có màu hồng nhạt, dạng tròn và có xu hướng kết dính với nhau. Các vết ban này thường bắt đầu mọc ở hai bên sau tai, rồi lan xuống cổ, ngực, lưng, bụng và đến các chi. Trong trường hợp nặng, các vết ban còn xuất hiện trong cả lòng bàn tay và bàn chân và còn có thể gây xuất huyết tiêu hóa, chảy máu mũi và miệng. Đây là biểu hiệu trẻ bị sởi dễ quan sát nhất mà cha mẹ có thể thấy được.

3. Thời kỳ hồi phục của trẻ bị sởi

Sau khoảng 3- 4 tuần từ khi có những biểu hiện trẻ bị sởi đầu tiên, sức khỏe của trẻ dần hồi phục. Đánh dấu thời điểm này là việc dần dần biến mất các vết ban nhỏ trên cơ thể của trẻ theo trình tự nhất định. Những vết ban nào xuất hiện sớm nhất cũng sẽ bị mất sớm nhất và những vết ban nào đến sau thì sẽ biến mất sau. Tuy nhiên, khi vết ban biến mất sẽ để lại những vết thâm nhỏ và khoảng 1 tuần sau đó những vết thâm này mới biến mất hoàn toàn.

4. Cách phòng ngừa và chăm sóc xử lý khi có biểu hiện trẻ bị sởi

bieu hien tre bi soi 2
Cần đưa con đến ngay các trung tâm y tế khi có biểu hiện trẻ bị sởi. Ảnh Internet

Tiêm phòng cho trẻ

Hiện nay, chương trình tiêm chủng mở rộng đã được triển khai rộng rãi trên khắp cả nước. Vắc xin sởi là 1 trong bốn loại vắc xin bắt buộc phải tiêm phòng ở trẻ nhẻ nhỏ để phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ. Tuy nhiên, vẫn chưa có thuốc đặc trị nếu trẻ em bị mắc sởi, nên việc điều trị chỉ là giảm những triệu chứng và chăm sóc tích cực tại nhà.

banner ads

Đưa con đi thăm khám tại trung tâm y tế hoặc bệnh viện

Nếu cha mẹ phát hiện con có những biểu hiện trẻ bị sởi thì cần đưa trẻ đến ngay các trung tâm y tế để tiến hành làm xét nghiệm, thăm khám tình trạng bệnh của bé. Từ đó, đưa ra những phương án tốt nhất cho việc chăm sóc trẻ bị sởi một cách nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.

Không tự ý dùng thuốc

Khi con có những biểu hiện trẻ bị sởi, cha mẹ nên cho con sử dụng các loại thuốc làm giảm những triệu chứng dưới sự cho phép, hướng dẫn của các bác sĩ, tuyệt đối không được tự tiện dùng thuốc cho trẻ vì có thể làm tình trạng bệnh của trẻ xấu đi. Bên cạnh đó, trẻ bị sởi cũng cần được nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh không gây ồn ào.

Chú ý đế dinh dưỡng của trẻ

Một điều quan trọng, trẻ bị sởi cần có một chế độ dinh dưỡng cân đối cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất thiết yếu trong thời gian bệnh để có thể tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cơ thể. Những thực phẩm tốt cho trẻ khi mắc sởi có thể kể đến như: thịt bò, thịt heo, thịt cừu, rau bó xôi, rau ngót, rau cải xoăn, khoai tây, cà chua, đu đủ, chuối, lê, táo, cam...

Trong khi chế biến, cha mẹ nên chế biến các thức ăn lỏng được chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày để quá trình ăn nhai của bé diễn ra tốt hơn, hệ tiêu hóa dễ làm việc và việc hấp thu dinh dưỡng cũng trở nên dễ dàng. Nên hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn cay nóng và dễ gây dị ứng sẽ làm trẻ thêm ngứa ngáy, khó chịu và mất nhiều thời gian để hồi phục sức khỏe.

Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ

Cha mẹ nên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bằng việc tắm rửa hoặc dùng khăn mềm ẩm lau sạch cơ thể cho trẻ. Thực hiện điều này, cha mẹ cũng cần phải tuân thủ yêu cầu nhất định: nước đun sôi để ấm, tắm trong phòng kín gió, tắm nhanh trong thời gian từ 9-15h trong ngày...

Việc nắm rõ những biểu hiện trẻ bị sởi sẽ giúp cha mẹ phát hiện sớm tình trạng bệnh của con mình. Từ đó, làm cho cho quá trình điều trị can thiệp được diễn ra tốt hơn, sức khỏe của trẻ mau chóng hồi phục. Cùng với đó, chúng ta có thể làm giảm hoặc hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như: viêm tai giữa , viêm thanh quản, viêm phổi, viêm não, rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng...Đây đều là những bệnh cần tránh cho trẻ mắc phải vì chúng có ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của trẻ sau này.

Trần Trần tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI