Bị ra máu khi mang thai - dấu hiệu bất thường nhất định mẹ phải lưu ý

Bị ra máu khi mang thai là một hiện tượng xảy ra với khoảng 20% thai phụ. Hiện tượng này thường gặp phổ biến trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Ra máu không phải rất cả mọi trường hợp đều nguy hiểm, nhưng việc theo dõi là rất cần thiết. Ra máu âm đạo khi mang thai có rất nhiều nguyên nhân nặng nhẹ khác nhau. Do vậy, thai phụ cần phải nắm rõ từng nguyên nhân để có cách giải quyết kịp thời, nhằm tránh những biến chứng không mong muốn.

banner ads
chảy máu khi mang thai
Gần 20% thai phụ bị ra máu khi mang thai - Ảnh internet

1. Bà bầu bị ra máu là do đâu?

1.1 Nguyên nhân chảy máu thông thường

  • Phôi làm tổ vào tử cung: trong giai đoạn đầu của thai kỳ, khoảng 20 - 30% phụ nữ mang thai sẽ có cảm giác đau nhói khi phôi làm tổ vào thành tử cung. Hiện tượng này xảy ra vào khoảng thời gian kinh nguyệt sắp tới.
  • Quan hệ trong lúc mang thai: khi mang thai, lượng máu cung cấp cho cổ tử cung tăng lên. Vì vậy, sau khi "yêu", sẽ có một ít máu rỉ ra chuyện này là hoàn toàn bình thường.
  • Viêm nhiễm: viêm âm đạo do vi khuẩn hay nấm men hay các bệnh lây truyền qua đường tình dục gây viêm, làm kích ứng cổ tử cung.
  • Chuyển dạ: Khi cơ thể chuẩn bị cho đợt chuyển dạ, cổ tử cung bắt đầu giãn nở, sẽ có một ít máu chảy ra từ tuần thứ 37 trở đi.
thai tuần tứ 37
Thai từ tuần thứ 37 trở đi sẽ bắt đầu có hiện tượng chuyển dạ - Ảnh internet
  • Tụ máu dưới màng đệm: xảy ra do phôi đã làm tổ trong tử cung nhưng một phần bị bong ra khỏi thành tử cung. Tình trạng này nếu ở dạng nhẹ hoặc vừa thì có thể tự khỏi trong vòng 20 tuần.

1.2 Nguyên nhân gây chảy máu nghiêm trọng khi mang thai

Thai ngoài tử cung : phôi làm tổ ở ngoài tử cung, thường là ở ống dẫn trứng. Với các triệu chứng như chuột rút, đau nhức vùng bụng, chóng mặt...Theo thống kê, chỉ có 3% phụ nữ mang thai gặp trường hợp này.

Mang thai giả: đây là một hiện tượng hiếm xảy ra khi bào thai trở thành khối u từ phôi thai bị biến dạng và thường xảy ra trong vòng vài tuần sau thụ tinh. Biến chứng này không đe dọa đến tính mạng nhưng trong một số trường hợp, nó có thể trở nên bất thường và có thể lan truyền khắp cơ thể.

Sảy thai: thường xảy ra trong 12 tuần đầu của thai kỳ. Nếu mẹ bị chảy máu nhiều kèm theo các triệu chứng như chuột rút, đau bụng dưới thì nguy cơ mẹ bị sảy thai là rất cao.

Sẩy thai khiến mẹ bị chảy máu kèm theo triệu chứng chuột rút, đau bụng dưới
Sẩy thai khiến mẹ bị chảy máu kèm theo triệu chứng chuột rút, đau bụng dưới - Ảnh internet

Bong nhau thai : nhau bị tách rời một phần ra khỏi tử cung, dẫn đến tình trạng tích tụ máu giữa nhau thai và tử cung. Gây ảnh hưởng đến sự rối loạn quá trình trao đổi chất giữa thai nhi và mẹ, đồng thời gây xuất huyết, rối loạn đông máu ở mẹ.

Vỡ tử cung: khi tử cung bị xé rách từ niêm mạc qua lớp cơ và lớp phúc mạc. Lúc bị vỡ tử cung sẽ xuất hiện các cơn đau đột ngột ở vùng tử cung và gây chảy máu âm đạo.

Vỡ mạch máu tiền đạo: mạch máu tiền đạo là tình trạng dây rốn bám vào màng ối, mạch máu rốn đi vào bánh nhau nằm ngay trên cổ tử cung, giữa cổ tử cung và thai. Mạch máu này không được bảo vệ bởi chất thạch wharton mà chỉ có màng ối bao quanh vì vậy rất dễ vỡ. Khi vỡ sẽ gây ra hiện tượng chảy máu tươi tại thời điểm vỡ ối và bất thường nhịp tim thai.

Sinh non: Dấu hiệu của sinh non thường là chuột rút, các cơn co thắt đều đặn, áp lực khung chậu và đau lưng, chỉ vài ngày trước khi sinh, vùng kín sẽ bắt đầu xuất huyết.

Nhau tiền đạo: tình trạng này xảy ra khi nhau thai nằm thấp trong tử cung làm che một phần hoặc hoàn toàn chỗ mở ở cổ tử cung. Triệu chứng của bệnh là chảy máu tự nhiên, không gây đau, máu đỏ loãng hoặc có cục. Máu chảy một vài ngày rồi ngừng và chia thành nhiều đợt.

Nhau tiền đạo
Nhau tiền đạo là một trong những nguyên nhân gây chảy máu ở thai phụ - Ảnh internet

2. Cách xử lý khi bà bầu bị ra máu

Gần 20% thai phụ bị chảy máu và không hải trường hợp nào cũng nguy hiểm. Điều mẹ cần làm là:

  • Theo dõi lượng máu chảy ra và màu sắc của máu (hồng, nâu, đỏ, máu tươi hay máu cục). Bên cạnh đó, mẹ nên đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc (động thai, sảy thai, sinh non, chửa ngoài tử cung…).
  • Mẹ nên có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý và ăn các loại thức ăn mềm dễ tiêu, món cháo cá chép là thực phẩm rất tốt cho người bị động thai. Đặc biệt, thai phụ không nên quan hệ tình dục vào lúc này. Vệ sinh âm đạo hàng ngày, tránh tình trạng viêm nhiễm.

3. Củ gai giúp hỗ trợ điều trị ra máu khi mang thai cực kì tốt

Theo đông y củ gai có tính ngọt, hàn, không độc. Trong củ gai có chứa chất axit clorogenic có tác dụng như chất chống oxy hóa và chống viêm. Khoa học đã chứng minh củ, rễ gai có tác dụng cực kỳ hiệu quả trong việc giúp an thai, phòng ngừa sẩy thai và các bệnh như động thai, bong nhau thai, tụ dịch màng nuôi, ra dịch nâu...

củ gai tươi
Củ gai có tác dụng trị động thai rất tốt - Ảnh internet

Cách dùng : 150 – 200g củ gai thái miếng mỏng đun với 1 lít nước trong vòng 30 – 40 phút, uống 3 – 4 lần/ ngày. Mẹ nên ăn luôn phần củ gai sẽ đem lại hiệu quả nhanh hơn.

Bị ra máu khi mang thai dù là nguyên nhân gì đi nữa thì mẹ nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, mẹ cần có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, cũng như tuân thủ việc khám thai định kỳ, để có thể phát hiện sớm những bất thường trong thai kỳ.

Bùi Phường tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI