Cách hay giúp mẹ bầu đối phó chứng nhiệt miệng khó chịu trong thai kỳ

Nóng trong người khiến nhiều mẹ bầu dễ bị nhiệt miệng. Chứng này không nguy hiểm nhưng khiến mẹ khó chịu, mệt mỏi, biếng ăn… không tốt cho em bé trong bụng.

banner ads

Dưới đây là những điều mẹ cần biết để đối phó với chứng nhiệt miệng.

Nguyên nhân gây nhiệt miệng khi mang thai

3
Chứng nhiệt miệng hay xuất hiện ở mẹ bầu

Các nguyên nhân gây ra nhiệt miệng ở mẹ bầu thường là: thay đổi nội tiết tố; thiếu nhiều dưỡng chất quan trọng như vitamin B12, axit folic và kẽm; hệ miễn dịch làm việc kém hiệu quả; stress; có một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng; ăn quá nhiều đồ cay, nóng, uống nhiều đồ uống nóng, có tính nhiệt; vô tình cắn trúng lưỡi, môi hoặc mặt trong của miệng; đeo niềng răng; vừa trải qua điều trị nha khoa; sử dụng các thuốc giảm đau hoặc thuốc chẹn beta giao cảm (dùng trong các bệnh tim, huyết áp, đau thắt ngực, suy tim…)

Các biểu hiện của chứng nhiệt miệng

Chứng nhiệt miệng biểu hiện ở các vết lở trắng hoặc hơi vàng xuất hiện trong khoang miệng khiến mẹ cảm thấy nóng rát vùng lưỡi và miệng cũng như ăn uống nói năng khó khăn. Bên cạnh đó mẹ bầu còn có các biểu hiện khác như: sốt, tiểu són, ngủ li bì, ngứa ngáy trên da, hơi thở có mùi.

Lưu ý mẹ bầu là nếu vết lở xuất hiện sau 2 tuần vẫn chưa lành thì mẹ cần đến bác sĩ để điều trị để tránh nhiễm khuẩn và ngăn ngừa sớm một số bệnh khác có thể phát sinh.

Cách chữa nhiệt miệng hiệu quả khi mang thai

Khi bị nhiệt miệng đầu tiên mẹ nên giảm độ sưng đau và nóng đỏ của các vết lở bằng cách súc miệng bằng nước muối để sát trùng. Mẹ nên súc nhiều lần trong ngày bằng dung dịch nước muối loãng.

2
Mẹ nên uống nhiều nước khi bị nhiệt miệng

Mẹ cũng nên uống đủ nước để cơ thể mát mẻ, không mất nước.

Sau cùng mẹ nên nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc để nhanh chóng hồi phục cơ thể, tránh mất sức khiến bệnh phát triển mạnh.

Ngoài ra mẹ có thể áp dụng 2 phương pháp tự nhiên dưới đây để giúp vết nhiệt mau chóng lành:

  • Dầu dừa: Dùng 1 ít dầu dừa thoa lên vết lở, trộn dầu dừa với 1 ít sáp ong theo tỉ lệ 2:1 và thoa lên 1-2 lần/ngày để trị lở miệng và chống trôi đi nhanh chóng nhé.
  • Mật ong: Mẹ chỉ cần súc miệng bằng nước ấm rồi bôi trực tiếp mật ong lên vết lở, làm 2-3 lần mỗi ngày để vết thương nhanh chóng khép miệng.
1
Mật ong có tác dụng chữa nhiệt miệng.

Phân biệt các dạng nhiệt miệng khác nhau

Nhiệt miệng thông thường

Loại nhiệt miệng này phổ biến nhất, có đường kính từ 2-8mm thường xuất hiện ở lưỡi và sàn miệng. Chúng thường xuất hiện vài vết lở cùng lúc và mất trong vòng 10-14 ngày mà không cần điều trị.

Nhiệt miệng sâu

Các vết lở thường lớn và sâu hơn, có thể đường kính lớn hơn 10mm. Không chỉ trên lưỡi và sàn miệng mẹ còn có thể thấy chúng xuất hiện trên nướu răng và mặt sau cổ họng. Dạng nhiệt miệng này cần được chữa trị và mất khá nhiều thời gian để hồi phục.

Lở miệng dạng Herpetiform

Dạng lở miệng này không liên quan gì đến virus herpes mặc dù tên chúng có vẻ gợi nhắc. Chúng xuất hiện dưới dạng các đám vết lở nhỏ có đường kính 1-3mm. Vết thương thường lành trong khoảng 15 ngày và để lại sẹo.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI