Bệnh dị ứng ở trẻ em và 4 điều quan trọng mẹ cần biết

Bệnh dị ứng ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến mà đôi lúc các cha mẹ không nhận biết được là trẻ đang mắc phải. Bạn có thể cho rằng trẻ bị ngứa hay nổi mẩn đỏ mới là dị ứng. Tuy nhiên nó được biểu hiện qua nhiều triệu chứng khác nhau không những bên ngoài (như hắt hơi, chảy nước mắt, nước mũi,…) mà còn bên trong cơ thể (như viêm tai, viêm xoang, sưng phù đường thở,…).

banner ads
Bệnh dị ứng ở trẻ
Bệnh dị ứng ở trẻ em là tình trạng phổ biến mà đôi lúc chúng ta không nhận ra. Ảnh Internet 

Liên quan đến bệnh dị ứng ở trẻ em, dù không phải loại dị ứng nào cũng gây nguy hiểm cho trẻ nhưng nếu không được chú ý can thiệp, để nó tiếp diễn trong thời gian dài, thì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vậy chúng ta cần làm gì để giúp trẻ tránh dị ứng hay có cách xử lý đúng khi con gặp tình trạng này? Mẹ hãy lưu tâm 4 điểm quan trọng liên quan đến bệnh dị ứng ở trẻ như dưới đây nhé.

1. Tại sao trẻ lại bị dị ứng

Cơ thể chúng ta có cơ chế chống lại các tác nhân lạ (thông qua hệ miễn dịch) để bảo vệ cơ thể khi chúng xâm nhập. Các tác nhân này có thể là thực phẩm hoặc các vật, chất trong môi trường sống xung quanh chúng ta. Đối với những người nhạy cảm hay có cơ địa dị ứng, một hoặc một số yếu tố có thể kích thích khiến hệ miễn dịch phản ứng thái quá, dẫn đến việc giải phóng các chất trung gian hóa học gây ra các triệu chứng như ngứa, nổi mề đay, hắt hơi, phù nề và những triệu chứng khác. 

Hệ miễn dịch của trẻ phản ứng thái quá
Nhiều yếu tố có thể kích thích hệ miễn dịch của trẻ phản ứng thái quá, dẫn đến dị ứng. Ảnh Internet 

Đối với trẻ em, phần lớn các trường hợp có tiền sử gia đình bị dị ứng thì khả năng bị bệnh này khá cao:

  • Trẻ có tỷ lệ mắc bệnh dị ứng khoảng 30-40% nếu có bố hoặc mẹ bị dị ứng.
  • Trẻ có tỷ lệ mắc bệnh dị ứng khoảng 60-70% nếu có cả bố và mẹ bị dị ứng.

Vì vậy, nếu bạn hoặc chồng hoặc cả hai bạn có cơ địa dị ứng thì nên chú ý theo dõi sức khỏe của trẻ, để sớm nhận biết và can thiệp để tránh các hậu quả tiêu cực có thể xảy ra đối với sức khỏe của con. 

banner ads
Trẻ bị dị ứng do bố mẹ dị ứng
Bố mẹ dị ứng, trẻ có khả năng bị dị ứng cao. Ảnh Internet 

2. Một số tác nhân phổ biến gây bệnh dị ứng ở trẻ em

Không chỉ thực phẩm mới khiến trẻ bị dị ứng mà các yếu tố khác ngoài môi trường cũng có thể là nguyên nhân. Do vậy ngoài một số loại thức ăn phổ biến có thể gây dị ứng ở trẻ như hải sản, các loại hạt, trứng, sữa, dâu,...bạn hãy chú ý tới cả những yếu tố sau:

  • Phấn hoa từ cây, cỏ và cỏ dại
  • Các loại nấm mốc
  • Các loại mạt bụi, ký sinh trùng có trong ra giường, thảm trải sàn và các vật dụng giữ ẩm khác
  • Các loại ký sinh trùng có trong lông của động vật như chó, mèo, ngựa và thỏ
  • Một số loại thuốc
  • Nọc độc từ vết cắn của côn trùng 
Trẻ bị dị ứng phấn hoa
Trẻ có thể bị dị ứng phấn hoa. Ảnh Internet 

3. Những phản ứng thường gặp khi trẻ bị dị ứng

Bạn có thể tham khảo những phản ứng thường gặp khi trẻ ăn/ uống/ tiếp xúc với một số tác nhân gây dị ứng như dưới đây:

3.1. Sốc phản vệ

  • Tác nhân : Thực phẩm, thuốc, vết đốt của côn trùng, cao su và các tác nhân khác có thể gây ra sốc phản vệ .
  • Triệu chứng : Các triệu chứng về da, ruột và hô hấp có thể trở nên tồi tệ nhanh chóng. Các triệu chứng nghiêm trọng bao gồm khó thở và lưu thông máu kém.

3.2. Hen suyễn

  • Tác nhân : Khói thuốc lá, nhiễm vi rút, phấn hoa, mạt bụi, lông động vật, không khí lạnh, thời tiết thay đổi, tập thể dục quá sức, bào tử nấm mốc trong không khí và căng thẳng...
  • Triệu chứng : Ho, khò khè , khó thở (đặc biệt là khi hoạt động và tập thể dục), tức ngực. 
Trẻ bị hen suyễn
Hen suyễn là phản ứng thường gặp khi trẻ tiếp xúc với tác nhân khiến trẻ bị dị ứng. Ảnh Internet 

3.3. Viêm da tiếp xúc

  • Tác nhân : Da tiếp xúc với cây thường xuân độc hoặc gỗ sồi, chất tẩy rửa, hóa chất trong một số mỹ phẩm, dầu gội, thuốc bôi da, nước hoa và đồ trang sức.
  • Triệu chứng : Xuất hiện các vết ngứa, đỏ, nghiêm trọng hơn là phồng rộp tại vị trí da tiếp xúc trực tiếp với chất gây dị ứng.

3.4. Bệnh chàm (viêm da dị ứng)

  • Tác nhân : Dị ứng thực phẩm hoặc tiếp xúc với phấn hoa, mạt bụi, lông động vật, chất kích thích, nhiễm trùng hoặc đổ mồ hôi.
  • Triệu chứng : Triệu chứng của bệnh chàm hay viêm da dị ứng có thể là một vết mẩn ngứa, khô, đỏ ở khu vực nếp nhăn cánh tay, chân và cổ. Ở trẻ sơ sinh, nó thường bắt đầu ở má, sau tai và trên ngực, cánh tay và chân. 
Viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng là tình trạng rất phổ biến ở trẻ liên quan đến dị ứng. Ảnh Internet 

3.5. Dị ứng thực phẩm

  • Tác nhân : Bất kỳ loại thực phẩm nào cũng có thể gây ra dị ứng nhưng phổ biến nhất là trứng, đậu phộng, sữa, các loại hạt, đậu nành, lúa mì, đậu Hà Lan, hải sản, động vật có vỏ.
  • Triệu chứng : Nôn, tiêu chảy, nổi mề đay, khó thở và có thể giảm huyết áp (sốc)

3.6. Sốt hoa cỏ (dẫn đến viêm mũi dị ứng)

  • Tác nhân : Phấn hoa từ cây, hoa, cỏ hoặc cỏ dại .
  • Triệu chứng : Nghẹt mũi, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt, ngứa mắt, đỏ hoặc sưng bọng mắt.

3.7. Phát ban

  • Tác nhân : Dị ứng thực phẩm, nhiễm virus và các loại thuốc như aspirin hoặc penicillinm, đôi khi không rõ nguyên nhân
  • Triệu chứng : Các mảng da ngứa, vết sưng (lớn và nhỏ) có màu đỏ hoặc nhợt nhạt hơn vùng da xung quanh. Các vết phát ban có thể xuất hiện ở các vùng khác nhau của cơ thể và lăn sau một vài giờ. 
Đậu phộng
Đậu phộng nằm trong top các thực phẩm dễ gây dị ứng nhất cho trẻ. Ảnh Internet 

3.8. Dị ứng do côn trùng cắn

  • Tác nhân : Một số loại côn trùng hung dữ như ong vàng, ong bắp cày và kiến lửa.
  • Triệu chứng : Phản ứng sốc phản vệ

3.9. Dị ứng thuốc

  • Tác nhân : Các loại thuốc hoặc vaccine.
  • Triệu chứng : Nhiều loại mẩn ngứa da hoặc sốc phản vệ.

4. Bạn nên làm gì khi trẻ bị dị ứng

Để tránh tình trạng bị dị ứng ở trẻ, tốt nhất bạn nên xác định nguyên nhân dễ khiến trẻ bị dị ứng và hạn chế cho trẻ tiếp xúc với chúng.

Bạn cũng có thể thực hiện những việc sau khi phát hiện trẻ bị dị ứng với một tác nhân nào đó:

  • Hãy đóng cửa sổ khi vào mùa hoa nở rộ để tránh phấn hoa bay vào nhà, đặc biệt trong những ngày khô và nhiều gió.
  • Hãy vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để tránh nấm mốc và mạt bụi. 
Vệ sinh nhà cửa
Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để tránh nấm mốc, bụi - các tác nhân dễ khiến trẻ bị dị ứng. Ảnh Internet 
  • Hãy tránh nuôi các loại vật nuôi như chó, mèo, ngựa, thỏ hay những loại động vật có lông.
  • Hãy tránh trồng cây trong nhà.
  • Hãy tránh sử dụng những loại thực phẩm hoặc đồ dùng mà bạn biết có thể làm trẻ bị dị ứng.
  • Hãy ngăn bất cứ ai định hút thuốc gần trẻ hoặc trong nhà hay xe của bạn.
  • Hãy đưa trẻ đến gặp bác sỹ để được tư vấn, thăm khám, chẩn đoán và điều trị nếu cần thiết. 
Bác sỹ chữa dị ứng cho trẻ
Hãy đưa trẻ đến gặp bác sỹ khi cần thiết, để việc điều trị dị ứng cho trẻ hiệu quả hơn. Ảnh Internet 

Bạn có thể thấy bệnh dị ứng ở trẻ em không chỉ đơn giản là ngứa, đỏ ngoài da. Trong một số trường hợp, phản ứng dị ứng nghiêm trọng (hay sốc phản vệ) có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Vì vậy bạn không nên chủ quan xem thường mà hãy chú ý ngay từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm (kể cả sữa công thức), đặc biệt khi gia đình bạn có tiền sử bị dị ứng. Có như vậy bạn mới phát hiện được những bất thường qua biểu hiện của trẻ, từ đó có phương pháp chăm sóc trẻ một cách phù hợp hơn.

Theo Healthy Children

Lily Nguyễn lược dịch

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI