1. Nguyên nhân bệnh chắp mắt ở trẻ
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh chắp mắt ở trẻ là do một trong các tuyến Meibomian bị tắc nghẽn ở mí mắt. Điều này là do các chất dịch tích tụ lại, gây tắc nghẽn và làm cho tuyến này sưng lên thành một u hạt chứa dịch. Với trẻ em khi tay không sạch sẽ chạm vào mí mắt có thể sẽ chặn các tuyến dầu làm tăng nguy cơ mắc bệnh chắp mắt.
2. Dấu hiệu trẻ bị chắp mắt
Chắp mắt là bệnh không lây. Thường có các dấu hiệu khác nhau ở mỗi bé. Dấu hiệu đặc trưng của chắp mắt là có một khối u nhỏ cộm lên ở dưới mí mắt. Khối u phát triển to dần gây đỏ, mí mắt sưng lên và khó chịu ở kết mạc mi mắt hoặc bị che khuất tầm nhìn nếu chắp mắt lớn. Cảm giác thường sẽ không đau nếu như không bị nhiễm trùng. Ngoài ra, bệnh chắp mắt ở trẻ em còn kèm theo các biểu hiện như giảm thị lực, chảy nước mắt thường xuyên và cảm giác khó chịu khi có ánh sáng mạnh, nhạy cảm với ánh sáng.
3. Cách điều trị cho phụ huynh tham khảo
Nếu chắp mắt là một căn bệnh tự khỏi, bạn chỉ nên đưa bé đi khám khi có các biến chứng kèm theo hoặc bị nhiễm trùng. Các chắp mắt nhỏ có thể tự lành trong vài ngày hoặc vài tuần.
Cách tự điều trị chắp mắt tốt nhất là dùng miếng gạc thấm nước ấm hoặc nước muối loãng chườm trên mí mắt, sẽ làm giảm tình trạng tắc nghẽn tuyến dầu trong tuyến Meibomian. Sau khi chườm xong, bạn nên xoa bóp nhẹ nhàng vùng xung quanh chắp để các tuyến dễ lưu thông hơn. Mỗi lần chườm khoảng 5-10 phút, mỗi ngày khoảng 3-4 lần. Khi bị chắp mắt tuyến đối không nên nặn chắp mắt ra.
Nếu thấy có dấu hiệu chắp mắt quá to che khuất tầm nhìn hoặc có dấu hiệu bị nhiễm trùng, bạn nên đưa bé đến bác sĩ kịp thời. Sau khi khám bệnh, tùy vào biểu hiện bệnh các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị riêng cho bé.
Các phương pháp điều trị cho bé là:
- Đầu tiên bác sĩ sẽ tiêm steroid một hoặc hai lần vào chắp mắt. Tác dụng của phương pháp này là làm ngưng viêm nhiễm và chắp mắt sẽ khỏi trong 1-2 tuần sau đó.
- Tiếp theo nếu việc tiêm thuốc không có tác dụng, chắp mắt quá lớn làm giảm thị lực của trẻ bác sĩ sẽ tiến hành phẩu thuật chắp mắt.
Ngoài ra còn có một số lưu ý trong quá trình điều trị chắp mắt cho trẻ:
- Không để bụi bẩn xâm nhập hoặc bám vào mí mắt.
- Nên quan sát bé cẩn thận, không cho bé sờ và nặn hoặc làm bể chắp mắt.
- Hạn chế dùng phấn rôm cho bé trong quá trình điều trị chắp mắt.
- Thường xuyên vệ sinh da đầu, mặt và tay chân cho bé sạch sẽ. Đặc biệt là ở vùng xung quanh mí mắt, nên dùng vải sạch, mềm hoặc gạc bông nhẹ nhàng lau mí mắt.
4. Phòng ngừa chắp mắt ở trẻ
Hiện không có một cách phòng ngừa nào mang tính tuyệt đối cho bé. Tuy nhiên theo như lời khuyên bác sĩ, phụ huynh nên:
- Thường xuyên vệ sinh mí mắt cho trẻ nhằm loại bỏ vi khuẩn, làm lưu thông các tuyến Meibomian.
- Bệnh chắp mắt có nguy cơ dễ tái phát vì vậy với bé đã từng một lần bị chắp mắt phụ huynh nên quan tâm, kiểm tra mắt bé thường xuyên hơn.
5. Chế độ dinh dưỡng cho bé mau hồi phục
Khi trẻ bị chắp mắt, phụ huynh nên cung cấp cho bé chế độ ăn uống cân bằng, điều độ và hợp lý. Thường xuyên bổ sung các thức ăn tốt cho mắt như các thực phẩm nhiều vitamin A, Viatamin C, vitamin E, Vitamin B1& B2, kẽm, selen, DHA và Resveratrol,… giúp thị lực của trẻ nhanh chóng phục hồi trở lại trạng thái bình thường và giữ cho đôi mắt luôn khỏe mạnh.
Hiện nay, bệnh chắp mắt ở trẻ em khá phổ biến. Vì vậy, muốn giữ cho đôi mắt trẻ luôn khỏe mạnh cần có một chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý; chế độ học tập và vui thoải mái. Bên cạnh đó là luôn phòng tránh các nguy cơ khói bụi, bằng cách cho trẻ bằng cách đeo kính mỗi khi ra đường, tránh cho trẻ chơi nơi khói bụi hoặc ô nhiễm môi trường.
Nữ Phạm tổng hợp