Giai đoạn đầu đời chăm bẵm trẻ sơ sinh thường gây nhiều khó khăn cho các mẹ, nhất là những người lần đầu tiên làm mẹ. Với những trường hợp bé sơ sinh khóc đêm các mẹ phải làm sao?
1. Tìm hiểu về việc bé sơ sinh khóc đêm
Hiện tượng trẻ khóc đêm thường gặp ở những trẻ trong giai đoạn 6 tháng tuổi. Theo nghiên cứu của một số chuyên gia, bé sơ sinh khóc đêm có thể do một số nguyên nhân như: trẻ đói, bỉm tã bị ướt gây khó chịu, trẻ quá nóng hay quá lạnh, nổi mẩn đỏ gây ngứa ngáy, hoặc có thể do giun kim quấy rối,…
Khi bé khóc, mẹ nên cho bé bú no, bởi bé bú không chỉ để giải tỏa cơn đói, mà khi ngậm ti mẹ, trẻ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Đây còn là nguồn chất xúc tác tăng tình mẫu tử.
Ngoài ra, hiện tượng bé sơ sinh khóc đêm có thể do trẻ bị cơn co thắt đường ruột, tạo nên cơn đau bụng. Nếu tình trạng trẻ khóc đêm diễn ra liên tục và bạn đã áp dụng các biện pháp khác nhau mà không khắc phục được, mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám để sớm tìm được nguyên nhân thật sự.
2. Một số kinh nghiệm dỗ bé sơ sinh khóc đêm
Hiện tượng bé khóc đêm thường gặp vì vậy các mẹ đừng quá lo lắng. Có nhiều trường hợp trẻ khóc dai kéo dài đến vài ba giờ đồng hồ. Dưới đây là một số kinh nghiệm dỗ bé khóc đêm hiệu quả các mẹ có thể tham khảo áp dụng:
2.1 Kinh nghiệm dỗ trẻ sơ sinh khóc đêm
- Ngậm ti mẹ : Đây là kinh nghiệm cơ bản nhất các mẹ nên áp dụng, như đã đề cập ở trên, trẻ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn khi ngậm ti mẹ.
- Tắm cho trẻ : Tắm bé sơ sinh trong nước ấm kèm theo hương vị cũng là một cách giúp bé thư giãn hơn. Trong quá trình tắm cho trẻ , mẹ hãy kết hợp với massage nhẹ nhàng cho con nhé.
- Âu yếm và nựng bé : Bé sơ sinh hay trẻ nhỏ rất cần được yêu thường, âu yếm. Vì vậy, khi các mẹ bế ẵm, vuốt ve nhẹ nhàng, xoa đầu,… sẽ tạo cho bé được cảm giác gần gũi, thân thiện, cảm giác được che chở, thấy an toàn hơn. Đồng thời, đây cũng là cách để các mẹ có thể tăng cường được mối dây liên kết mẫu tử ngày càng khăng khít hơn.
- Kiểm tra tã lót của bé : Tã lót bị bẩn, ẩm ướt cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé khóc quấy rối mỗi đêm. Bên cạnh đó, nên kiểm tra thân nhiệt của bé. Nếu trẻ nóng nên cởi bớt áo cho bé, nếu lạnh quá thì đắp thêm chăm cho đủ ấm áp.
2.2 Các liệu pháp hỗ trợ khác khi bé sơ sinh khóc đêm
Ngoài những kinh nghiệm cơ bản mà các chuyên gia vừa chia sẻ trên, các mẹ có thể áp dụng thêm một số liệu pháp hỗ trợ như:
Ngân nga lời ru nhẹ nhàng, hay có thể đọc những câu thơ, ca dao tục ngữ thân thuộc cho bé. Hoặc hàng ngày cho bé nghe thêm những bản nhạc nhẹ, ẵm bé đi chơi, tiếp xúc với những cảnh mới, với người lạ,… Đây cũng là một trong những kinh nghiệm giúp trẻ hưng phấn và bớt khóc đêm hiệu quả.
Những trường hợp trẻ mắc một số bệnh như sốt, mắc phải bệnh suy dinh dưỡng, đau bụng,… cũng là các trường hợp khiến trẻ dễ khóc quấy. Quan sát bé và nếu đã áp dụng các cách bé vẫn không thôi khóc quấy về đêm, các mẹ phải nhanh chóng đưa trẻ đi khám, nhằm để các bác sĩ kiểm tra kịp thời và có hướng điều điều phù hợp nhất.
Mẹ cũng nên xem lại thực đơn ăn uống của mình. Đây cũng là một trong những vấn đề mà các mẹ không nên bỏ qua nếu trẻ khóc quấy. Trong thực đơn ăn uống hàng ngày của các mẹ nên loại bỏ một số thực phẩm như: sữa bò, trứng, đậu nành,… vì thường gây dị ứng cho bé.
Có thể nói, bé sơ sinh khóc đêm là một tình trạng rất phổ biến, hầu như tất cả các mẹ chăm con nhỏ đều gặp phải. Khi con khóc, mẹ hãy bình tĩnh áp dụng các cách phổ biến như đã đề cập để dỗ bé và không quên quan sát kỹ, để tìm hiểu và xác định nguyên nhân . Trường hợp mẹ đã dùng các cách nhưng tình trạng khóc đêm của con vẫn diễn ra, thì có thể bé đã gặp vấn đề nào đó về sức khỏe. Lúc này, mẹ hãy mang bé đi bác sỹ thăm khám để có cách khắc phục hiệu quả nhất mẹ nhé.
Tuyết Nguyễn tổng hợp