Tại sao giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường khó đoán?
Chu kỳ ngủ của trẻ sơ sinh thường ngắn hơn so với người lớn vì bé thường mất nhiều thời gian để đi vào giấc ngủ "mắt chuyển động nhanh" (thuật ngữ gọi là REM) là giai đoạn ngủ khi não bộ hoạt động tích cực kèm theo xuất hiện giấc mơ. Tất cả những hiện tượng này là quá trình cần thiết để bé phát triển và sẽ không kéo dài quá lâu khi bé đã nhận biết được thời gian biểu đi ngủ do bố mẹ lập trình.
Khi nào bé sẽ học cách ngủ giấc dài hơn?
Ở tuần thứ 6 hoặc thứ 8, phần lớn các bé sẽ bắt đầu có những giấc ngủ ngắn vào ban ngày và giấc dài vào ban đêm, có một số bé sẽ dậy vào đêm để đòi bú. Bé sẽ có chu kì ngủ "mắt chuyển động nhanh" (REM) ngắn hơn so với giai đoạn đầu và chu kì ngủ sâu dài hơn (non-REM).
Ở giữa giai đoạn từ 4 - 6 tháng tuổi, phần lớn các bé sẽ ngủ từ 8 - 12 tiếng vào buổi đêm, một số bé sẽ ngủ giấc dài từ 6 tuần tuổi nhưng đa số sẽ đi vào quỹ đạo ở giai đoạn tháng thứ 5 hoặc tháng thứ 6. Mẹ có thể giúp bé đạt được mốc ngủ dài ban đêm sớm hơn, bằng cách rèn luyện bé tạo thói quen ngay từ sớm.
Làm thế nào để tạo thói quen ngủ cho bé sơ sinh
Dưới đây là một số bí quyết để mẹ giúp bé ngủ ngoan hơn:
- Để bé có giấc ngủ ngắn thường xuyên : Ở tuần thứ 6 tới tuần thứ 8, phần lớn các bé không có khả năng thức quá 2 tiếng mỗi lần. Nếu mẹ đợi lâu hơn để đặt bé nằm thì có thể bé sẽ trở nên mệt mỏi và có vấn đề với giấc ngủ.
- Dạy bé sự khác biệt giữa ngày và đêm : Một số trẻ sơ sinh là cú đêm (mẹ có thể nhận biết thông qua quá trình mang thai) và sẽ thức khuya hơn bình thường. Trong giai đoạn đầu, mẹ sẽ không thể tác động được nhiều nhưng khi bé đến tuần thứ 2, mẹ có thể dạy bé phân biệt dần sự khác nhau giữa ngày và đêm:
Khi bé nhận biết và thức vào ban ngày, hãy giao tiếp và chơi với bé nhiều nhất có thể, luôn giữ cho ngôi nhà sáng sủa và tràn ngập ánh sáng. Mẹ đừng lo về tác động của tiếng ồn như điện thoại, âm nhạc hay âm thanh ngoài đường, nếu em bé có dấu hiệu muốn ngủ và thời điểm ăn thì hãy đánh thức bé dậy.
Khi đêm xuống, mẹ không nên chơi với bé khi bé thức giấc, giữ ánh sáng và tiếng ồn ở mức thấp nhất, đặc biệt mẹ không nên dành thời gian để nói chuyện với bé vào lúc này. Bé sẽ dần nhận biết được đây là thời điểm cần phải đi ngủ.
- Hãy chú ý tới dấu hiệu bé mệt : Mẹ nên theo dõi các dấu hiệu khi bé có triệu chứng mệt mỏi qua các hiện tượng: chà mắt, kéo tai hoặc trở nên bướng bỉnh hơn bình thường. Dần dần mẹ sẽ tự phát triển giác quan thứ sáu về nhịp điệu sinh hoạt hằng ngày của bé và biết được khi nào bé sẵn sàng cho một giấc ngủ ngắn.
- Chú ý tới giấc ngủ đêm cho bé : Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu rèn luyện bé theo lịch ngủ đêm, mẹ có thể hát ru cho bé hoặc đơn giản là tặng cho bé nụ hôn trước khi con chìm vào giấc ngủ.
- Đặt bé nằm trên giường khi bé buồn ngủ nhưng vẫn chưa chịu ngủ : Tại thời điểm bé được 6-8 tuần tuổi, mẹ có thể bắt đầu cho bé học cách tự ngủ, đặt bé lên giường dù bé vẫn đang thức nhưng có dấu hiệu buồn ngủ, việc ngày sẽ tạo dần thói quen cho bé tự chìm vào giấc ngủ mà không cân mẹ phải dỗ hay hát ru. Một số cha mẹ lo lắng thường dỗ dành hay rung bé cho tới khi bé chìm vào giấc ngủ, đây không phải cách làm tốt dành cho bé còn nhỏ vì lâu dần sẽ trở thành thói quen xấu, bé sẽ không ngủ nếu như cha mẹ không thực hiện theo yêu cầu.
Bé sẽ có giấc ngủ ngoan và ba mẹ cũng không còn áp lực nếu những mong muốn và dấu hiệu bé muốn gửi tới cha mẹ được thấu hiểu. Rèn luyện cho bé có một thời gian biểu ngủ nghỉ khoa học sẽ giúp bé phát triển thể chất một cách toàn diện hơn.
Ngọc Anh/Tổng hợp