Bé lớn ở độ tuổi mẫu giáo nhà bạn cảm thấy bị thay thế khi có em - đây có phải là vấn đề duy nhất?

Bạn lo lắng liệu con đầu lòng, con lớn đang tuổi tập đi, tuổi mẫu giáo của bạn có cảm thấy mình bị thay thế khi trẻ có thêm em hay không? Không hoàn toàn là như thế. Trẻ lớn của bạn sẽ trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khi có thêm em, bé có thể thấy ghen tỵ, lo lắng và cả hào hứng, yêu thương lẫn tự hào nữa đấy.

banner ads

1. Giúp con thể hiện cảm xúc - một cách hay mẹ có thể giúp bé theo chiều hướng tích cực khi trẻ có em

Cũng có thể bạn lo lắng cho trẻ lớn nhiều, lo rằng con sẽ mang cảm giác bị thay thế khi em bé thứ 2 ra đời. Thay vì lo lắng, bạn hãy cố gắng giúp bé thể hiện các cảm xúc của mình cả tốt và xấu bằng việc khuyến khích con trò chuyện về những gì bé cảm nhận được. Cách này hay hơn nhiều việc bạn phải hiểu bé qua những cơn giận dữ, những cái đánh, véo hay cú đẩy (đối với bạn hay ai khác trong gia đình, và tệ nhất là đối với em mới sinh của bé).

Nếu trẻ thật sự đánh hay véo em, thì nhất định bạn phải làm cho trẻ hiểu đó là việc làm sai và không được chấp nhận. Bạn hãy bình tĩnh và nhẹ nhàng nói với bé rằng việc đánh em là không được phép. Bạn cũng có thể đề nghị bé cho bạn biết bé cảm thấy như thế nào (hãy nói với nét mặt nghiêm nghị hoặc tức giận). Hoặc cả hai mẹ con có thể cùng nói to lên cảm nhận của mình.

Khi có em không hẳn trẻ nào cũng cảm thấy bị thay thế
Khi có em, cảm thấy bị thay thế là điều không hẳn xảy ra với mọi đứa trẻ hay là trạng thái kéo dài hoặc là nguyên nhân khiến trẻ có hành vi tiêu cực. Ảnh Internet

2. Trẻ cố gắng hành động như em bé - con có ổn không và ba mẹ nên làm gì?

Một số trẻ lại cố gắng thu hút sự chú ý của bố mẹ bằng cách hành động như một em bé. Điều này không minh chứng cho cảm giác bị thay thế của con, hay là nguyên nhân khiến con cố gắng hành động như em bé. Nếu việc ăn, ngủ, đi vệ sinh của trẻ có dấu hiệu bị chậm trễ hay giật lùi thì bạn hãy cố gắng kiên nhẫn với bé. Bạn hãy yên tâm vì những biểu hiện này không có gì bất thường và cũng chỉ diễn ra trong một giai đoạn ngắn mà thôi. Trẻ chỉ cần thêm một chút sự ủng hộ và với sự giúp đỡ của bạn, trẻ sẽ sớm trở về với nếp sinh hoạt trước kia của mình.

Bạn hãy đảm bảo trẻ hiểu được rằng việc trẻ có những cảm nhận như vậy là bình thường. Trước khi bạn sinh em bé, hãy để trẻ thoải mái thể hiện sự ghen tỵ và cáu giận của bản thân. Hãy cho trẻ biết các bạn đồng trang lứa cũng thường cư xử như vậy khi có thêm em . Bạn cũng có thể mua sách về em bé và cùng đọc với con.

Để giúp trẻ hào hứng hơn khi đón em, bạn hãy cho trẻ cùng tham gia vào các công việc chuẩn bị. Trẻ có thể quyết định những việc đơn giản như chọn khăn màu gì cho em bé, làm sao để cả bạn và trẻ đều thấy vui vẻ.

Khi bạn đã sinh, hãy nhắc trẻ rằng tình yêu bạn dành cho trẻ không có gì thay đổi và trẻ vẫn có vai trò đặc biệt như trước đây. Nếu trẻ hét lên rằng trẻ không muốn em bé xuất hiện, điều đó có nghĩa là trẻ muốn bạn dành nhiều thời gian hơn cho mình và hoàn cảnh mới thực sự khó khăn với trẻ.

Trẻ muốn trở lại như em bé
Trẻ cố gắng hành động như em bé - là lúc con muốn được mẹ quan tâm nhiều hơn. Ảnh Internet

3. Các cách hay giúp con đón nhận em một cách tích cực nhất 

Tâm lý khi có em ở trẻ đôi khi phức tạp, song cũng có lúc không nặng nề quá như ba mẹ tưởng tượng. Đôi khi với nhiều trẻ, việc có em là một sự thay đổi mà bé chưa biết sẽ tiếp nhận và thích ứng như thế nào. Điều này khiến tâm trạng cảm xúc của con có lúc trở nên dễ thay đổi, thậm chí là có thể trở nên rắc rối và hỗn loạn. Lúc này, nhiệm vụ của ba mẹ là phải bình tĩnh, tìm cách giúp trẻ thấy vui vẻ hơn khi đón em. Để làm điều này, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dễ thực hiện như sau:

  • Hãy cố gắng duy trì lịch sinh hoạt như bình thường để giúp trẻ dần thích nghi. Đây không phải là thời điểm hợp lý cho những thay đổi lớn, ví dụ như đổi nhà trẻ…
  • Hãy đề nghị bạn bè và người thân của bạn để ý hơn đến nhu cầu của bé lớn, khuyến khích họ dành thời gian trò chuyện với bé, và đừng tập trung tất cả sự chú ý vào em mới sinh của bé.
  • Hãy cho trẻ lớn tham gia vào việc chăm sóc em bé . Bạn có thể cho trẻ chọn đồ ngủ cho em bé hoặc hỏi ý trẻ xem trẻ nghĩ khi nào thì cần dỗ em bé.
  • Hãy cho trẻ thấy là bạn tin tưởng trẻ. Việc này sẽ gián tiếp giúp trẻ có những cảm xúc tích cực đối với em mình.
Giúp trẻ thể hiện cảm xúc tâm trạng khi có em
Hãy giúp trẻ bộc lộ cảm xúc - một trong những cách tốt nhất để giúp con đón nhận em một cách tích cực. Ảnh Internet

Khi có em, ba mẹ cũng không nên áp đặt suy nghĩ rằng hẳn trẻ sẽ rất ganh tỵ hoặc cảm giác bản thân bị thay thế và đây là nguyên nhân dẫn đến nhiều phản ứng hay cách hành xử tiêu cực. Thực chất ganh tỵ, cảm giác bị thay thế không hẳn là điều duy nhất xảy ra với mọi đứa trẻ lớn khi có em. Đây cũng không phải là tình trạng kéo dài, dẫn đến hành vi tiêu cực. Trẻ có rất nhiều cảm xúc từ đơn giản đến phức tạp trộn lẫn vào nhau và điều bạn nên làm là giúp con thể hiện, giải tỏa những cảm xúc ấy. Chắc chắn rằng, cách này không chỉ xoa dịu trẻ , làm cho trẻ cảm thấy tốt hơn, mà còn thấy chuyện có thêm em thực sự cũng không phải là vấn đề quá kinh khủng hay to tát.

Theo Baby Center

Lily Nguyễn lược dịch

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI