Bé hay bị ọc sữa và cách khắc phục bố mẹ cần nắm

Bé hay bị ọc sữa cùng với nhiều biểu hiện bất thường khiến cơ thể bé mệt mỏi, suy nhược là một trong những vấn đề khiến bố mẹ lo lắng. Hiện tượng này có thường xảy ra ở trẻ sơ sinh hay đây chính là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó? Phụ huynh cần nắm rõ các thông tin về vấn đề này để có những cách xử lý đúng đắn nhất khi bé bị ọc sữa.

banner ads

Ọc sữa là sự tống xuất sữa từ dạ dày lên thực hiện, sau đó đến miệng ra trào ra ngoài. Bé hay bị ọc sữa có thể do hệ miễn dịch kém hoặc bởi một số bệnh lý về đường ruột. Tình trạng này có thể gây nguy hiểm cho bé, làm cơ thể bé sơ nhược trong thời gian dài và kìm hãm sự phát triển của trẻ sơ sinh.

bé hay bị ọc sữa
Tình trạng ọc sữa kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ - Ảnh Internet

1. Bé hay bị ọc sữa khi nào?

Khi hoạt động co thắt của các cơ ống tiêu hóa, nhu động ruột bị rối loạn hoặc ống tiêu hóa bị tắc nghẽn đều có thể gây nên tình trạng ói ọc. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hoạt động co bóp của các cơ quan tiêu hóa thường không đồng nhất nên rất dễ gây ra sự rối loạn của nhu động ruột làm sữa dễ bị trào ngược.

Bên cạnh đó, khi tâm vị của của bé không đóng kín, cơ vòng thực quản dưới không siết chặt được dẫn tới sữa từ dạ dày rất dễ trào ngược lên thực quản. Khi bé cảm thấy khó chịu, bức bối, quấy khóc hoặc đi vệ sinh không tự nhiên sẽ làm tăng áp lực trong bụng dẫn tới ọc sữa.

Trẻ ọc sữa nôn trớ
Lượng sữa cung cấp quá nhiều cũng có thể dẫn tới ọc sữa ở trẻ sơ sinh - Ảnh Internet

Trên thực tế, khi bé bú sữa sẽ nuốt một lượng hơi nhất định vào trong dạ dày. Việc mẹ cho bú không đúng cách và sai thời điểm, lượng hơi nuốt vào dạ dày sẽ tăng lên. Khi đó, dạ dày phải vừa chứa một lượng hơi và cả sữa sẽ rất dễ bị đầy bụng, ợ hơi và gây ra ọc sữa. Ngoài ra, bé hay bị ọc sữa còn bởi khoảng cách giữa các cữ bú quá ngắn, trẻ bú quá nhanh hoặc quá lâu, lượng sữa mút được vào bụng quá nhiều.

Thông thường khi trẻ bú, sẽ nuốt một lượng hơi vào trong dạ dày. Nếu cho bú không đúng cách, lượng hơi nuốt vào dạ dày nhiều, dạ dày chứa một lượng lớn vừa sữa vừa hơi, do đó trẻ dễ bị ọc sữa. Nếu khoảng cách các cữ bú quá ngắn, trẻ bú quá nhanh hoặc quá lâu, lượng sữa quá nhiều cũng gây nên ọc sữa.

Trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh mắc phải các bệnh lý như nhiễm trùng hô hấp, tiêu hóa cũng sẽ dẫn tới tình trạng ọc sữa kéo dài. Khi mắc phải các bệnh lý trên, ngoài việc ói ọc, bé có gặp phải các biểu hiện như ho, sổ mũi, số hoặc đi đại tiện bất thường.

bé hay bị ọc sữa
Nên cho bé ngậm bú ti mẹ thay vì bú bình khi còn quá nhỏ - Ảnh Internet

Ở trẻ sơ sinh, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ọc sữa . Trong đó, những nguyên nhân chủ quan trong việc chăm sóc trẻ chưa đúng cách có thể khắc phục được bằng cách điều chỉnh chế độ chăm sóc hợp lý hơn. Song, cũng có nhiều nguyên nhân gây ọc sữa khách quan mà bố mẹ cần tới sự can thiệp kịp thời của bác sĩ.

2. Những trường hợp cần đưa bé đến bệnh viện

Trường hợp 1: Khi bé hoàn toàn khỏe mạnh rồi đột nhiên ói dữ dội kèm theo tình trạng bức bối, liên tục quấy khóc, hoặc có kèm theo các biểu hiện khác.  Phụ huynh nên đưa trẻ đến ngay cơ sở gần nhất để thăm khám.

Trường hợp 2: Nếu bé hay bị ọc sữa liên tục kèm theo một số triệu chứng như sốt, ho, chảy nước mũi hay đi phân bất thường... bố mẹ hãy đưa con trẻ đi khám ở bác sĩ chuyên khoa Nhi ngay nhé!

bé hay bị ọc sữa
Đưa bé đến gặp bác sĩ khoa nhi kịp thời khi tình trạng ọc sữa kéo dài - Ảnh Internet

Trường hợp 3: Tình trạng nôn ói kéo dài ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, sụt cân hoặc không tăng trưởng về chiều cao hay việc nôn ói làm bé bị "ám ảnh" khi bú, không chịu bú, quấy khóc... Bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng.

Trường hợp 4: Sau khi đã hỗ trợ điều trị và chăm sóc đúng cách mà tình trạng ọc sữa vẫn không thuyên giảm, phụ huynh cần đưa bé đến phòng khám Nhi để bác sĩ kịp thời tìm ra nguyên nhân và áp dụng điều trị an toàn.

3. Hạn chế tình trạng ọc sữa bằng việc cho bú đúng cách

Thứ nhất, nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ sơ sinh không giống như người lớn chúng ta. Mẹ cần học cách cho con bú khoa học và hợp lý nhất, nên cho bé bú với lượng sữa vừa phải, các cữ bú cần chia đều trong ngày.

Thứ hai, sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Mẹ cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất qua quá trình ăn uống để tạo nguồn sữa dồi dào cho bé, hạn chế cho con sử dụng sữa ngoài. Bởi hệ miễn dịch của trẻ còn khá yếu ớt và không dễ dàng chất nhận thức ăn lạ.

bé hay bị ọc sữa
Cho bé bú sữa đúng cách, đúng cữ để hạn chế hiện tượng ọc sữa xảy ra - Ảnh Internet

Thứ ba, mẹ nên cho bé ngậm ti bú trực tiếp, không nên cho bé bú bình lúc còn quá sớm. Thời gian bé bú ti mẹ vừa đủ để dạ dày giãn ra vừa chuẩn, giúp dạ dày trữ lượng sữa vừa phải, khi đó sẽ dễ tiêu hóa hơn.

Bố mẹ cần chi li hơn nữa trong việc chăm sóc và bảo vệ cơ thể non nớt của con cưng. Bởi chỉ cần sơ suất một chút xíu như để bé hay bị ọc sữa thôi là cũng đủ gây ra thật nhiều rắc rối, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Hãy là những ông bố bà mẹ tuyệt vời bằng cách chú ý kỹ lưỡng và bảo vệ thật tốt cho sức khỏe của bé!

Tuyết Nguyễn tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI