Bệnh chàm đỏ không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây cảm giác ngứa rát, khó chịu, nếu không cẩn thận có thể gây bội nhiễm. Do đó, mẹ nên tìm những các chữa chàm đỏ ở trẻ sơ sinh an toàn để giúp con khỏe mạnh.
1. Nguyên nhân gây bệnh chàm đỏ ở trẻ em
Bệnh chàm đỏ ở trẻ em thường xuất hiện khi bé sinh ra được khoảng 1 - 4 tuần. Biểu hiện rõ nhất đó chính là trên vùng da xuất hiện mảng khô có màu đỏ với những vảy li ti. Những mảng chàm này thường xuất hiện ở các vùng như cổ, khuỷu tay, mắt cá chân, mu bàn tay,... Các vết chàm này không những làm cho các vùng da không đều màu, gây mất thẩm mỹ, mà còn khiến cho bé cảm thấy ngứa rát, khó chịu và rất khó để biến mất nếu như không có biện pháp khắc phục hiệu quả. Vậy nguyên nhân nào gây nên căn bệnh này?
- Yếu tố di truyền được xem là nguyên nhân đầu tiên. Nếu bố mẹ hoặc người thân trong gia đình có vết chàm thì tỷ lệ xuất hiên chàm đỏ ở trẻ em khá cao.
- Sự đột biến gen do ảnh hưởng trong quá trình mang thai không an toàn cũng như có yếu tố tác động từ bên ngoài.
- Bản thân bé bị nhiễm virus và nhiễm trùng lầm phân chia tế bào và hình thành các vết chàm trên da.
Các vết chàm xuất hiện trên da bé tuy không có ảnh hưởng quá lớn về mặt sức khỏe và độ lây lan nhưng sẽ khiến cho bé không tự tin khi lớn lên. Đặc biệt nếu trường hợp vết chàm xuất hiện đỏ sẫm màu với khoảng lớn, thì mẹ nên tìm cách chữa chàm đỏ ở trẻ sơ sinh càng sớm càng tốt.
2. Cách chữa chàm đỏ ở trẻ sơ sinh bằng phương pháp tự nhiên
Từ lâu, ông bà ta đã biết vận dụng rất nhiều phương pháp với nguyên liệu tự nhiên để khắc phục tình trạng vết chàm đỏ của trẻ. Mẹ cũng có thể học hỏi và áp dụng để cải thiện tình trạng cho con.
2.1 Sử dụng tinh dầu dừa
Tinh dầu dừa được sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực làm đẹp, đặc biệt là xóa mờ các vết thâm. Để chữa vết chàm đỏ ở trẻ, mỗi ngày mẹ dùng dầu dừa để massage lên vùng da bị chàm của con 2 lần. Mẹ lưu ý chỉ dùng cách này khi vết chàm đỏ đã có dấu hiệu vỡ mụn nước, có thể tẩy tế bào chết và hình thành lớp da non mới trên bề mặt. Kiên trì sử dụng phương pháp này một thời gian, mẹ sẽ thấy được hiệu quả đáng kể.
2.2 Dùng dầu cám gạo
Một cách chữa chàm đỏ ở trẻ sơ sinh khác mà có thể nhiều mẹ chưa biết đó chính là sử dụng dầu cám gạo. Mẹ cần chuẩn bị cám gạo, chén sứ,một ít than và vài tờ giấy A4.
Để xóa vết chàm mẹ tiến hành như sau: Dùng giấy A4 để bịt kín chén sứ rồi cho cám gạo lên trên vun thành chóp. Ở phía trên mẹ đặt hòn than hồng nhỏ. Để cho phần cám gạo cháy từ từ cho đến khi gần sát mặt giấy, lúc này dầu cám gạo hình thành và rơi xuống. Mẹ chú ý không được để phần giấy lót bị cháy và không để cám gạo rớt xuống chén nhé. Cuối cùng mẹ lấy phần dầu cám gạo đã nguội để bôi lên vết chàm đỏ của con. Kiên trì thực hiện nhiều lần thì màu đỏ của vết chàm sẽ nhạt dần và biến mất.
2.3 Sử dụng khoai tây
Khoai tây đã quá quen thuộc trong các công thức làm đẹp của chị em phụ nữ, giúp phục hồi và tái tạo làn da. Trong khoai tây có chứa nhiều thành phần vitamin B1 và B2, các chất chống oxy hóa và đẩy bay các độc tố trên da. Đây cũng là nguyên liệu giúp cải thiện vết chàm đỏ của tre.
Cách thực hiện như sau: Bạn để khoai tây nguyên vỏ, cắt nhỏ và giã mịn. Sau đó lấy nước cốt khoai tây pha thêm với nước lã để bôi trực tiếp lên vùng da bị chàm của bé. Loại nước này có tác dụng loại tẩy tế bào chết , làm bong tróc lớp da bên ngoài để hình thành lớp da mới. Cách chữa chàm đỏ cho trẻ sơ sinh này yêu cầu mẹ phải kiên trì và thực hiện thường xuyên mới đem lại hiệu quả như mong đợi.
Cách chữa chàm đỏ cho trẻ còn nhiều cách khác, nhưng với những cách đơn giản và an toàn ở trên, mẹ đã có thể áp dụng để chữa cho bé rồi. Vết chàm đỏ là điều khiến nhiều mẹ cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên nếu biết được cách chữa chàm đỏ ở trẻ sơ sinh an toàn và đúng cách thì vẫn cải thiện rất nhiều, bé vẫn khỏe mạnh và phát triển bình thường. Trường hợp chàm quá nặng, tốt nhất mẹ nên cho con đi khám, để kiểm tra và có phương pháp khắc phục tốt nhất.
Tuyết Nguyễn tổng hợp