“Bắt mạch” chứng trầm cảm ở tuổi teen

Bước vào ngưỡng cửa trưởng thành các bạn trẻ thường phải đối diện với nhiều áp lực từ gia đình, sự kỳ vọng của cha mẹ, áp lực ở trường học, áp lực các mối quan hệ xã hội. Điều này dễ khiến các teen bị rơi vào căng thẳng, hoang mang dẫn đến trầm cảm.

banner ads

Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết chứng trầm cảm ở tuổi teen.

1. Lo lắng, buồn phiền vô cớ

6544-tram-cam.jpg

Khi trẻ lo lắng, buồn vô cớ cha mẹ không nên xem nhẹ

Khi thấy con bạn thường xuyên lo lắng, buồn phiền, mệt mỏi mà không có lý nào cả thì bạn cần quan tâm đến con nhiều hơn nữa. Lúc này, bạn cần tìm cách để trò chuyện với con, lắng nghe tâm sự của con. Từ đó giúp con giải tỏa lo lắng, buồn phiền nhanh chóng lấy lại năng lượng cho cuộc sống.

banner ads

2. Thay đổi thói quen ngủ

Nếu bỗng dưng một ngày bạn phát hiện “Sao dạo này con trai mình đi ngủ muộn vậy? hoặc "Ồ sao con gái mình cả tuần nay cứ nằm sấp để ngủ nhỉ?” thì bạn nên cẩn thận và quan tâm đến con nhiều hơn. Đây là dấu hiệu cho biết trẻ đang bị trầm cảm.

3. Thường xuyên cáu gắt

Bạn thắc mắc không biết tại sao con lại hay cáu gắt, nổi giận và đập phá mọi thứ một cách vô cớ. Khi trẻ có biểu hiện như trên, bạn đừng vội la mắng hay bực bội mà nên bình tĩnh tìm hiểu xem con đang gặp phải vấn đề gì.

6541-thich-o-mot-minh-1.jpg

Khi trẻ có thường xuyên cáu gắt, buồn chán cha mẹ đừng trách mắng con

Ở lứa tuổi này, trẻ bắt đầu nhận thức cũng như tự bắt đầu biết giải quyết các mối quan hệ, những vấn đề liên quan đến cuộc sống của mình. Nhưng dù có cố gắng trẻ vẫn chưa thể thành người lớn được nên áp lực, bế tắc và căng thẳng là điều không thể tránh khỏi. Vì thế cha mẹ phải luôn quan tâm đến con.

4. Cảm thấy bất tài, vô dụng

Nếu cha mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng và áp lực vào con, khi trẻ không đạt được như ước mong của cha mẹ trẻ sẽ cảm thấy bản thân bất tài vô dụng từ đó tạo ra tâm lý chán nản, chán ghét bản thân và rơi vào bế tắc dẫn đến trầm cảm. Để tránh xảy ra điều này bạn đừng đặt áp lực cho con nên để trẻ tự phát triển năng lực bản thân dựa trên thực lực của trẻ.

5. Ăn uống vô tội vạ

Đây cũng là một dấu hiệu cho thấy con bạn đang bị khủng hoảng tình thần, lo lắng quá mức điều gì đó. Thường để giải quyết buồn chán, con bạn sẽ tìm đến đồ ăn và ăn uống một cách vô tội vạ. Ăn không ý thức được ngon hay không ngon. Dù không gây nguy hại nhưng cũng nên theo dõi con cẩn thận, tránh để ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

6. Không còn hào hứng tham gia các hoạt động yêu thích

6543-khong-tham-gia-hoat-dong-tap-the.jpg

Khi trẻ không còn hứng thú tham gia các hoạt động yêu thích đây là dấu hiệu con đang bị căng thẳng

Con bạn thích ca hát, yêu bóng đá và thích đi dã ngoại. Nhưng bỗng dưng trẻ không còn hào hứng tham gia các hoạt động thể thao và sinh hoạt nhóm như trước đây nữa. Trẻ chỉ thích ở một mình, thu mình lại và ngại gặp gỡ mọi người. Tâm trạng buồn chán, uể oải chính là dấu hiệu cho thấy trẻ đang vướng phải những chuyện khó khăn mà không tìm ra lời giải đáp. Vì thế cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân, động viên tinh thần để giúp trẻ nhanh chóng vượt qua những rắc rối đang gặp phải.

7. Luôn cảm thấy mệt mỏi

Mệt mỏi, chán ăn, không thích vận động mà chỉ nằm lì một chỗ đó là dấu hiệu cho biết trẻ đang bị quá tải. Nên cho trẻ chế độ ăn hợp lý, thay đổi món ăn để kích thích vị giác của con. Đồng thời, trò chuyện với con để tìm hiểu nguyên nhân, giúp trẻ giải quyết vấn đề.

8. Có thái độ thù địch đối với cha mẹ và xã hội

Con thường khó chịu, hằn học mỗi khi bị bạn bè, thầy cô hoặc cha mẹ phê bình về sai lầm của mình. Đó là dấu hiệu trẻ đang bị trầm cảm, trước tình huống này cha mẹ không nên tạo thêm áp lực cho con mà cần nhẹ nhàng khuyên bảo, trò chuyện và quan tâm đến suy nghĩ của con nhiều hơn.

9. Thích ở một mình

Ở tuổi này, trẻ thích cha mẹ dành cho không gian riêng tư. Nhưng nếu con bạn suốt ngày ru rú ở trong phòng, uể oải, mệt mỏi thì nên tìm cách giúp đỡ con.

10. Bị ám ảnh về cái chết

Nếu bạn phát hiện con thường trò chuyện xung quanh các vụ án tự tử hoặc những cái chết. Lúc này, cha mẹ không nên xem nhẹ có thể trẻ đang bị ám ảnh bởi cái chết khiến trẻ căng thẳng, sợ hãi thậm chí có xu hướng nghĩ quẩn.

6542-tro-chuyen-voi-con.jpg

Khi con bị ám ảnh bởi cái chết, người tự tử cha mẹ nên cẩn thận

Khi con bước vào ngưỡng cửa của tuổi mới lớn, cha mẹ cần quan tâm chăm sóc con nhiều hơn. Không nên bỏ qua những bất thường về tâm sinh lý của con. Khi trẻ có những biểu hiện trên nên đưa con đi gặp bác sĩ tâm lý càng sớm càng tốt.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI