Bảng cân nặng bé trai mới nhất năm 2017 mẹ cần áp dụng ngay cho con

Bảng cân nặng bé trai mới nhất năm 2017 do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra sẽ giúp các bậc phụ huynh dễ dàng theo dõi chỉ số cân nặng của con em mình. Khi chế độ dinh dưỡng từ những năm tháng đầu đời được đảm bảo thì trẻ sẽ có sự phát triển vượt trội, cả về thể chất lẫn trí tuệ trong tương lai.

banner ads

1. Bảng cân nặng bé trai theo WHO năm 2017

cân nặng bé trai
Bảng cân nặng bé trai theo WHO - Ảnh Internet

Dựa vào bảng cân nặng bé trai trên đây, bố mẹ cần biết những thông tin cơ bản như sau:

  • Cột màu xanh lá cây: chuẩn trung bình của trẻ.
  • Cột màu vàng (Thiếu độ 1, Vượt độ 1): Vẫn còn ở mức an toàn.
  • Màu da cam (Thiếu độ 2, Vượt độ 2): Ở mức độ nhẹ, bố mẹ cần lưu ý hơn đến chế độ ăn uống và vận động.
  • Màu đỏ đậm (Thiếu độ 3, Vượt độ 3): Đang ở mức độ nguy hiểm (báo động), bố mẹ cần xem lại chế độ ăn uống và hoạt động thể chất của bé. Khi này, nhanh chóng đưa bé đến gặp các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể về thực đơn, kết hợp vận động hợp lý cho bé.
  • Đơn vị tính : kg (cân nặng) và cm (chiều cao).

2. Cách sử dụng bảng cân nặng bé trai (WHO)

2.1. Cân nặng bé trai đáng lo ngại khi nào?

Bảng trên cho thấy, bé yêu nhà mình rơi vào tình trạng thiếu hay thừa cân đều rất đáng lo ngại và bố mẹ cần có sự chú ý, cũng như chăm sóc kỹ lưỡng hơn cho bé.

3 vóc dáng khác nhau của bé trai
Trẻ thừa hoặc thiếu cân đều đáng lo ngại - Ảnh Internet

Nếu bé nhà mình rơi vào dạng suy dinh dưỡng từ cấp độ 2 trở đi và trong 3 tháng liên tục không có sự tăng cân - điều này có nghĩa là trẻ đang ngừng phát triển. Mẹ cần xem lại cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ. Hoặc, bé tăng cân liên tục cán mức cấp độ 2 và tình trạng tăng cân này vẫn chưa có dấu hiệu đứng lại thì chắc chắn rằng bé đang bị thừa cân.

2.2. Giải pháp nào dành cho trẻ thiếu cân?

Theo nghiên cứu, trẻ thiếu cân là do một số nguyên nhân gây nên, như khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể trẻ kém, thức ăn nghèo dưỡng chất, trẻ mắc một số các bệnh lý, trẻ biếng ăn, trẻ quá lăng xăng hiếu động dẫn đến cơ thể không bù đắp đủ năng lượng đã tiêu hao,…Khi trẻ thiếu cân mẹ cần:

  • Điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong khẩu phần ăn hàng ngày, phải đảm bảo đủ 4 loại thực phẩm dinh dưỡng: bột đường, đạm, béo, vitamin – khoáng chất.
  • Cần đặc biệt chú trọng đến giấc ngủ của bé , sao cho bé ngủ đủ giấc, ngủ sâu và ngủ thật ngon.
  • Nếu trẻ biếng ăn, mẹ có thể cải thiện tình trạng biếng ăn cho trẻ bằng cách tạo không khí cho bữa ăn, đa dạng các món ăn, hay cho bé tự do chọn lựa món ăn mình yêu thích,…như vậy sẽ giúp bé ăn ngon miệng hơn.

rau bắp cải xanh
Rau xanh giàu vitamin và khoáng chất cho quá trình tăng trưởng của bé - Ảnh Internet

  • Tạo thói quen để trẻ ăn uống đúng giờ, đúng bữa nhằm giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh. Đặc biệt, mẹ tuyệt đối không được bỏ qua bữa chính của trẻ, nhất là bữa sáng. Cho trẻ ăn ít quà vặt, không ăn quá sát bữa ăn để trẻ ăn được nhiều và ngon miệng hơn trong bữa ăn chính.
  • Mẹ đừng quên tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần (theo sự chỉ dẫn của bác sĩ nhi khoa) cho trẻ để làm sạch hệ thống đường ruột. Đây cũng là một trong những cách giúp trẻ tăng cân an toàn.

2.3. Đối với trẻ thừa cân thì phải làm gì?

Thêm một nỗi lo khác của bố mẹ, đó chính là bé bị thừa cân. Ngược lại hoàn toàn với trẻ thiếu cân, thì trẻ thừa cân là do cơ thể hấp thu lượng dinh dưỡng cần thiết quá dư thừa so với lượng được tiêu hao.

Các món ăn chứa nhiều chất béo và bột, đường luôn trở thành khoái khẩu của bé. Bên cạnh đó, trẻ thừa cân lại lười vận động, thường dành thời gian cho các hoạt động tĩnh như xem ti vi, đọc chuyện, chơi điện tử,…sẽ làm tăng nguy cơ thừa cân béo phì ở trẻ.

chế độ ăn uống của trẻ béo phì
Cần tăng nhiều rau xanh, hoa quả ít ngọt vào khẩu phần ăn của trẻ thừa cân béo phì - Ảnh Internet

Khi trẻ đang ở ngưỡng thừa cân béo phì, cha mẹ nên gấp rút làm những việc sau:

  • Thay đổi lại khẩu phần ăn dinh dưỡng cho trẻ. Mẹ cần chế biến thức ăn ở dạng hấp, luộc và hạn chế món nhiều dầu mỡ như quay, xào, rán. Giảm hẳn tinh bột và đường, chuyển đổi sang món ăn nhiều rau xanh, hoa quả ít ngọt.
  • Không cho trẻ uống nước có ga, hạn chế các loại bánh kẹo, đường mật, kem, sữa đặc có đường. Nếu cho bé uống sữa thì dùng loại ít đường hoặc không đường là tốt nhất.
  • Chia nhỏ bữa ăn, mỗi lần ăn không cho trẻ ăn quá no hay quá đói. Cho bé ăn nhiều vào buổi sáng hạn chế buổi tối và không ăn vặt.
  • Khuyến khích trẻ tham gia vận động, cùng chơi với con các môn thể thao như chạy bộ, bơi lội, bóng rổ, đạp xe, leo núi,….Đồng thời, hạn chế các trò chơi tĩnh như xem tivi, chơi điện tử,…

Có thể nói rằng, Bảng cân nặng bé trai  thật sự rất hữu ích. Dựa vào bảng này, bố mẹ dễ dàng theo dõi được cân nặng trẻ có dấu hiệu béo phì hay thiếu cân , từ đó có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, giấc ngủ và luyện tập phù hợp cho bé yêu nhà mình.

Mai Lê tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI