Bác sĩ Nhi khoa hướng dẫn các bước cần làm ngay khi con sốt

Một khi bé đã sốt cao, rất khó để làm mát ngay lập tức. Dưới đây là những lời khuyên của bác sĩ Nhi khoa về những gì nên và không nên làm trong thời gian con đang sốt.

banner ads

50213-be-sot-1.jpg

Phần lớn các cơn sốt ở trẻ nhỏ đều xoay quanh các bệnh như cảm lạnh, cúm, virus dạ dày hoặc viêm họng

Trước hết, bạn hãy luôn ghi nhớ điều này: Sốt không phải là bệnh. Nó chỉ là một dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của bé đang chống lại nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus. Phần lớn các cơn sốt ở trẻ nhỏ đều xoay quanh các bệnh như cảm lạnh, cúm, virus dạ dày hoặc viêm họng. Chúng thường không nguy hiểm nên có thể cho bé điều trị tại nhà.

Tiến sĩ Michael Devon, một bác sĩ Nhi ở Philadelphia khuyên rằng khi con sốt, điều trước tiên cần làm là kiểm tra các triệu chứng đi kèm. Nếu bé vẫn chạy nhảy, vui đùa và ăn, nghỉ tốt thì đó là một dấu chỉ tốt đối với sức khỏe của trẻ. Nhưng nếu bé có dấu hiệu hôn mê, cáu kỉnh, đau họng, đau tai, đau bụng hoặc đau mỗi khi đi tiểu, bạn nên cho bé đi khám ngay dù chưa biết rõ nguyên nhân. Nếu bé là trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, đang sốt và không có triệu chứng gì khác, ngay lập tức cho bé đến bệnh viện. Bởi lẽ, nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng của trẻ sơ sinh rất cao nên các bác sĩ cần phải loại trừ nghi ngờ này trước hết.

Trước khi hạ sốt cho con

- Kiểm tra nhiệt kế: Những chiếc nhiệt kế cũ có thể bị rò rỉ thủy ngân. Đây là một chất dùng trong nhiệt kết thủy tinh. Độc tính của thủy ngân rất mạnh, có thể ảnh hưởng đến não, tủy sống, gan, thận và dẫn đến khuyết tật. Do đó, trước khi lấy ra khỏi tủ thuốc gia đình, nhiệt kế phải được kiểm tra cẩn thận. Nếu đã bị rò rỉ, nó có thể vẫn còn trong tủ thuốc bên phải được vệ sinh thật kỹ lưỡng.

- Chọn phương pháp đúng: Đối với trẻ sơ sinh, đo nhiệt kế ở trực tràng (hậu môn) sẽ cho kết quả chính xác nhất. Nếu bé trên 3 tuổi, có thể cho bé đo ở miệng, nhưng phải theo dõi sát để tránh tai nạn. Các loại nhiệt kế đo tai dù cho kết quả nhanh và tiện lợi nhưng kết quả thường không chính xác. Ngoài ra, cách thông dụng nhất là đo thân nhiệt vùng dưới cánh tay (nách) dù kết quả không chuẩn như khi đo ở hậu môn và miệng.

- Hoàn thiện kỹ thuật đo nhiệt: Để đo nhiệt ở trực tràng, trước hết bạn kiểm tra xem nhiệt kế đã được trả về 0 hay chưa. Sau đó đặt em bé nằm xấp lên đùi bạn hoặc trên giường và nhẹ nhàng cho đầu tròn nhỏ của nhiệt kế vào sâu khoảng 2,5cm. Giữ nhiệt kế cố định bằng hai ngón tay cho đến khi nhiệt kế phát ra tiếng bíp. Nếu đo nhiệt bằng miệng, nên chờ ít nhất 15 phút sau khi bé vừa ăn món gì nóng hoặc lạnh để nhiệt độ trở về bình thường.

Khi bé sốt

50214-be-sot-2.jpg

Khi trẻ sốt, cần chọn đúng thuốc hạ sốt cho trẻ theo lứa tuổi và cân nặng

Thuốc hạ sốt không phải là phương pháp điều trị bệnh. Sở dĩ nhiều bố mẹ cho con uống paracetamol hay acetaminophen hoặc ibuprofen là để làm cho bé cảm thấy dễ chịu hơn chứ không phải để hạ cơn sốt. Sốt thực sự rất tốt cho hệ thống sức khỏe của cơ thể vì nó giúp cơ thể chiến đấu và tránh khỏi nguy cơ nhiễm trùng. Điều này là do các vi trùng gây bệnh chỉ phát triển mạnh khi thân nhiệt ở mức 37 độ C. Vì vậy, khi hệ thống miễn dịch phát hiện bệnh nhiễm trùng, nó sẽ phản ứng bằng cách tăng thân nhiệt để tiêu diệt vi khuẩn. Thông thường chỉ tăng từ 1-2 độ để đảm bảo cơ thể vẫn cảm thấy dễ chịu.

Chọn đúng thuốc hạ sốt: Dùng paracetamol hoặc acetaminophen cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng; ibuprofen không dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Nếu trẻ trên 2 tuổi, ibuprofen sẽ giúp giảm sốt nhanh hơn (theo nghiên cứu của the Archives of Pediatrics & Adolescent Medicine). Nhưng acetaminophen ít ảnh hưởng đến dạ dày nên nó thường sử dụng nhiều hơn. Một khi đã chọn thuốc, cố gắng theo đơn thuốc đến cùng thay vì dùng xen kẽ liều acetaminophen và ibuprofen để tăng tác dụng. Các chuyên gia cảnh báo việc sử dụng chung thuốc như thế này rất dễ gây biến chứng.

Đọc nhãn thuốc cẩn thận: Nếu đang cho con uống thuốc cảm lạnh không theo toa, bạn nên chắc rằng trong thuốc không có thêm acetaminophen hoặc ibuprofen nếu bé đã dùng một trong hai loại thuốc trị sốt này. Nếu không, bạn đang vô tình cho con liều gấp đôi. Ngoài ra, tuyệt đối dùng liều lượng phù hợp với cân nặng hiện tại của con và dùng dụng cụ đong thuốc để chia liều cho chính xác.

Khi nào sốt nguy hiểm?

Khoảng 4% trẻ em dưới 5 tuổi bị co giật khi sốt cao. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sự thay đổi nhiệt độ cơ thể quá đột ngột. Mặc dù co giật do sốt có vẻ rất đáng sợ vì nhiều người biết rằng nó có thể khiến trẻ mất ý thức, lắc hoặc co cứng nhưng thật ra chúng lại vô hại. Phần lớn co giật do sốt sẽ chấm dứt sau 1-2 phút và có các trường hợp chỉ vài giây hoặc kéo dài đến hơn 10 phút.

Nếu bé bắt đầu sốt co giật, bạn đặt bé trên một bề mặt phẳng, mềm mại và lăn mình bé qua lại để tránh nghẹt thở. Trong lúc này, tuyệt đối không cho bất cứ gì vào miệng bé. Khi cơn co giật kết thúc, hãy gọi bác sĩ nếu đây là lần đầu tiên bé bị như thế vì bé cần được chẩn đoán ngay lập tức.

Sau cùng, luôn nhớ ngưỡng sốt cao luôn từ mức 38,5 độ C trở lên.

Yeutre.vn

Nguồn: Ps

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI