1. Ăn uống lành mạnh - bí quyết ăn dặm kiểu Nhật cho bé khỏe
Nhật Bản rất đề cao chất lượng thực phẩm và bên cạnh đó là chế độ ăn uống lành mạnh. Điều này áp dụng ngay cho trẻ từ độ tuổi ăn dặm. Ngay từ khi bắt đầu tập làm quen với thực phẩm khác ngoài sữa mẹ, rau củ giàu vitamin và gạo giàu dinh dưỡng đã là các thực phẩm đầu tiên, được giới thiệu cho bé.
Người Nhật không nuôi trẻ khỏe mạnh bằng sushi, đậu phụ hay rong biển, mà cái chính là họ đề cao giá trị của thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Cá, ngũ cốc nguyên hạt cũng được dùng trong thực đơn của trẻ ăn dặm cho đến khi con lớn. Các thực phẩm này giàu chất béo, chất đạm thực vật và omega tốt cho tim mạch, cung cấp đủ dinh dưỡng quan trọng nhưng không lo béo phì. Trẻ được ăn các món cháo và cơm nấu từ gạo chất lượng giàu vitamin B cùng các chất dinh dưỡng khác. Đây cũng là một bí mật mang tính nền tảng, trong chế độ ăn của trẻ ở Xứ sở Hoa Anh đào.
2. Sự linh hoạt - yếu tố tạo nên thành công trong việc cho con ăn dặm của các bà mẹ Nhật
Thực vậy, thái độ thoải mái và sự linh hoạt trong ăn uống là bí quyết giúp trẻ ăn được nhiều hơn cả mong đợi của chúng ta. Đây là điều được chính các chuyên gia dinh dưỡng của Nhật khuyến khích. Thay vì chúng ta cố nài ép trẻ ăn đủ như yêu cầu, việc chia nhỏ bữa ăn, để trẻ ăn uống một cách linh hoạt, trong tâm trạng thư giãn và thoải mái sẽ giúp trẻ ăn ngon , ăn được nhiều hơn.
Các chuyên gia dinh dưỡng Nhật cũng khuyên, bạn hãy nấu nướng cho con bằng cả trái tim và cùng ngồi vào bữa ăn với trẻ ít nhất 1 lần trong ngày, để con cảm nhận sự yêu thương đầy vơi của bạn, chắc chắn con sẽ cảm thấy rất hứng thú và yêu thích các bữa ăn của mình.
3. Khuyến khích con khám phá những thực phẩm mới - điểm nhấn quan trọng khi cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật
Trẻ cũng như nhiều người lớn chúng ta sẽ rất sợ phải đối mặt với những đổi thay hay những gì mới mẻ. Ăn dặm ở trẻ cũng vậy, việc tiếp cận một thực phẩm mới luôn luôn là một vấn đề lớn với trẻ.
Chúng ta hãy làm gương và đưa ra nhiều lựa chọn, khuyến khích trẻ tiếp cận để có những trải nghiệm mới mẻ thú vị, về thế giới thực phẩm vô cùng phong phú. Điều này không chỉ quan trọng ở thì hiện tại khi con đang ăn dặm, mà còn là bước chuẩn bị cho một thói quen tuyệt vời của trẻ trong tương lai, trước những thực phẩm mới, món ăn mới,...
Một đứa trẻ sơ sinh chỉ cần 1 lần tiếp xúc là có thể tiếp cận, và tiêu thụ thực phẩm mà trẻ tiếp xúc một cách khá mạnh mẽ. Tuy nhiên, với đứa trẻ trên 2 tuổi thì phải mất đến tối đa 20 lần tiếp xúc, thì có thể trẻ mới bị thuyết phục. Chúng ta thấy khá rõ ràng, việc tiếp cận và tỉ lệ bị thuyết phục tăng dần theo độ tuổi. Vì vậy, trong quá trình cho con ăn dặm, các mẹ đừng vội nản lòng, hãy kiên trì nhẫn nại và khuyến khích trẻ không ngừng trước các cơ hội thử thực phẩm mới nhé.
4. Một đĩa ăn cân bằng - ăn dặm kiểu Nhật không khi nào bỏ lỡ điều này
Chính xác là như thế, không chỉ với trẻ ăn dặm mà cả với trẻ lớn, nguyên tắc đĩa ăn cân bằng hay sự cân bằng trong khẩu phần là một yếu tố khá quan trọng. Mà yếu tố này quyết định không nhỏ đến việc ăn dặm kiểu Nhật có thành công hay không.
Trẻ nhỏ dùng đĩa ăn nhỏ với lượng thức ăn phù hợp nhu cầu của chúng - không chỉ khiến chúng hài lòng, còn kích thích sự thèm ăn và khiến trẻ muốn ăn thêm.
Ý tưởng sử dụng những chiếc đĩa, chén cỡ nhỏ, vừa với tầm của trẻ, dường như có tác động khá rõ rệt đến việc tiêu thụ thức ăn của trẻ. Bạn có thể thử với trẻ nhà mình bằng cách này, sẽ thấy ngay được vấn đề. Một chén bột đầy um có thể khiến trẻ sợ hãi dù con chưa thử miếng nào. Một bát cơm to hay một đĩa ăn cỡ lớn luôn khiến trẻ nhìn với ánh mắt ái ngại, bởi áp lực kích cỡ của đĩa ăn đang đè nặng trong suy nghĩ của chúng mà chúng ta không hề hay biết.
5. Hãy cho trẻ chạy và nhảy - thông điệp thú vị chưa khi nào là thừa
Cho trẻ chạy và nhảy tức là khuyến khích trẻ vận động thật nhiều. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra con số khá cụ thể là, có đến trên 98% trẻ em Nhật Bản đi bộ đến trường hoặc đi xe đạp. Trẻ cũng thường xuyên vui chơi ngoài trời. Và thói quen vận động được thiết lập từ trẻ khi ăn dặm.
Vận động là một yếu tố quan trọng không chỉ mang lại cho chúng ta sức khỏe, sự linh hoạt, mà trạng thái tâm lý cũng trở nên vui vẻ hơn và tập trung hơn khi cần thiết. Nếu như ngay từ độ tuổi ăn dặm, trẻ đã được rèn luyện cần thiết vận động, thì khi trẻ lớn hơn, không có lý do gì có thể trì hoãn sự phát triển toàn diện của trẻ, theo hướng tích cực nhất.
6. Thói quen ăn cùng bữa với gia đình
Có thể những đứa bé đang ở độ tuổi ăn dặm phải ăn vào các khung giờ khác nhau trong ngày, nhưng bạn hãy chọn 1 khung giờ trùng với bữa cơm của gia đình, cho bé ngồi cùng. Bạn có biết, ngồi cùng bàn ăn và cùng bữa với cả nhà, trẻ không chỉ học được thái độ đối với việc ăn uống, còn có cơ hội để phát triển hơn về cảm xúc và sự gắn kết thông qua bàn ăn, không khí bữa ăn.
Qua không khí bữa ăn, con sẽ cảm nhận được sự ấm áp, gần gũi và vui tươi khi mọi thành viên cùng quây quần bên nhau. Và yếu tố này, theo các nhà nghiên cứu dinh dưỡng, chính là một trong những nhân tố góp phần làm giảm tình trạng/ nguy cơ béo phì của trẻ em trong tương lai. Bởi tinh thần của bữa ăn có tác động rất lớn đến việc ăn uống của trẻ, theo chiều hướng rất tích cực.
Dù cuộc sống hiện đại ảnh hưởng rất nhiều đến thói quen ăn uống cùng gia đình này, song các gia đình ở Nhật Bản đang rất nỗ lực và phấn đấu duy trì, vì lợi ích sức khỏe cho con cái họ từ hiện tại đến tương lai.
7. Thực thi quyền lực khi cần thiết
Bạn làm cha mẹ, bạn có quyền thể hiện quyền lực của mình trong nhiều tình huống cần thiết, trong suốt quá trình nuôi dạy trẻ. Đối với trẻ ăn dặm, thực thi quyền lực của cha mẹ đối với trẻ thỉnh thoảng cũng nên được áp dụng. Sự quyết đoán và cứng rắng của bạn là nhằm tạo ra kỷ luật để trẻ tuân thủ, với những chừng mực nhất định. Điều này cũng là một phần quan trọng góp phần xây dựng thói quen tốt đẹp liên quan đến ăn uống, thực phẩm trong tương lai.
Một ví dụ đơn giản, nếu bạn lặp đi lặp lại thông điệp với trẻ, rằng bữa ăn cần tập trung ăn và thực phẩm để ăn chứ không phải để nghịch, thì dần dà trẻ hiểu và tuân thủ nguyên tắc này. Đừng đợi đến khi con lớn mới tập thói quen tôn trọng chuyện ăn uống và thực phẩm này cho con. Hãy tập cho bé ngay từ khi con bắt đầu có cơ hội tiếp xúc với thực phẩm từ thuở ăn dặm. Có thể tại thời điểm này, trẻ không hiểu gì về giá trị thực phẩm hay bữa ăn, nhưng trong con hình thành một khái niệm sơ khai về những điều nên và không được. Bạn đừng coi thường nhé, một đứa trẻ 5-6 tháng khi được tập cho thói quen ngồi vào ghế ăn khi đến bữa, thì khi con đã quen, nhìn vào chiếc ghế ăn, con tự biết là khi con ngồi vào đó, là bữa ăn của trẻ sẽ bắt đầu.
Bạn thấy đấy, ăn dặm kiểu Nhật không chỉ đơn giản là cho con ăn gì, mà cho trẻ ăn như thế nào cũng là một nhân tố vô cùng quan trọng mà chúng ta cần phải lưu ý. Không có điều gì là dễ dàng hay thành công ngay từ ban đầu. Việc nuôi con, nhất là cho trẻ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sự phát triển thể chất trí tuệ của trẻ, mà viên gạch đầu tiên là ăn dặm luôn có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến chuyện ăn uống của trẻ sau này. Do vậy, mọi đầu tư ngay từ thuở ban đầu với sự kiên nhẫn và cần đúng cách là điều rất đáng để chúng ta thực hiện, dù phải trả với giá nào. Vì, điều này không chỉ giải quyết tạm thời vấn đề ăn dặm của trẻ ở giai đoạn đầu sao cho suôn sẻ có hiệu quả, còn hình thành thói quen ăn uống và nhiều khía cạnh khác, đi cùng sự lớn lên của con trong những giai đoạn tiếp theo.
Cát Lâm tổng hợp