Tại sao bé cần ăn dặm?
Bắt đầu sang tháng thứ 5, ngoài sữa mẹ bé sẽ cần bổ sung thêm các thực phẩm bên ngoài để đạt được trọng lượng cần thiết cho sự phát triển bình thường. Ngoài ra đây là giai đoạn bé bắt đầu học làm quen với những kĩ năng mới như nhận biết mùi vị thức ăn và khả năng vị giác, vì vậy thời điểm này mẹ sẽ bắt đầu cho bé làm quen với ăn dặm.
Để bé bắt đầu làm quen với ăn dặm, mẹ cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Bé nên bắt đầu với cháo pha loãng theo tỉ lệ 1:10 vì lúc này thành ruột và hệ tiêu hoá của bé còn rất non nớt và sẽ phát triển dần theo độ tuổi của bé, tương ứng độ đặc của cháo sẽ tăng dần lên.
- Bữa ăn dặm nên có đầy đủ ba nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm và vitamin theo tỉ lệ chuẩn "vàng - đỏ xanh" để kích thích bé làm quen với nhiều nhóm thức ăn đồng thời kích thích khả năng nhận biết màu sắc ở bé.
- Không thêm gia vị vào thức ăn của trẻ: lý do vì thời điểm này hệ tiêu hoá của con rất yếu, gia vị và nước mắm có thể là nguyên nhân gây ra bệnh thận ở trẻ nhỏ.
- Rèn luyện bé ăn đúng bữa và ngồi chung với gia đình khi ăn
- Trong quá trình ăn dặm, mẹ có thể bổ sung phương pháp ăn bé tự chỉ huy. Phương pháp này có thể sẽ gây bẩn và tung toé thức ăn khắp nơi nhưng bé sẽ rèn luyện khả năng tự nhận biết đồ ăn, cầm nắm và kĩ năng nhai/nghiền đồ ăn (rất tốt cho sự phát triển răng nướu sau này). Mỗi bữa mẹ có thể cho bé tập sử dụng muỗng để tăng tính tự lập.
- Không ép buộc bé ăn, nếu bé muốn hãy để bé tự do quyết định khẩu vị của mình.
- Khi mẹ bắt đầu giới thiệu món ăn mới, hãy cho bé thời gian làm quen từ 3 -4 ngày.
Ở giai đoạn này, mẹ có thể bắt đầu bổ sung vitamin bên ngoài cho bé thông qua các loại quả giàu vitamin như: cam, xoài, đào, táo. Tuy nhiên mẹ nên lưu ý rằng bé còn rất kém trong quá trình tiêu hoá và nhận biết thức ăn nên mẹ chỉ cần ép một chút nước từ những loại quả trên, lọc một chút nước pha loãng thêm với nước ấm cho bé sử dụng (Mẹ nên hấp hoa quả một chút trước khi ép và rây để đảm bảo vi khuẩn không xâm nhập vào thức ăn).
Mẹ cần chuẩn bị gì khi bé ăn dặm kiểu Nhật
Dụng cụ chế biến đồ ăn dặm
Nồi nấu cháo
Giai đoạn đầu tiên của ăn dặm bé chỉ có thể bắt đầu bằng thực đơn cháo loãng, vì vậy nồi hầm cháo là đồ dùng không thể thiếu cho mẹ trong thời kỳ này. Mẹ có thể sử dụng nồi nấu cháo để chế biến những món ăn ninh nhừ nhưng không được mất đi mùi vị, giảm tính kích thích ăn uống ở bé. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng nồi ninh hầm khác nhau, nhưng nồi để hầm cháo cho bé thường được mẹ lựa chọn thuộc dòng nồi Hàn Quốc BB-Cooker với tính năng nấu chậm nhằm lấy hết các chất dinh dưỡng có từ trong thức ăn mà không làm mất đi hương vị cũng như giá trị dinh dưỡng có trong thức ăn.
Mua [Nồi Nấu Cháo Ăn Dặm] Tại Lazada.vn
Máy xay nghiền thức ăn
Dụng cụ chế biến không thể thiếu trong quá trình ăn dặm của bé là máy xay nghiền thức ăn. Thời kì này mẹ sẽ phải sử dụng đến máy xay rất nhiều để làm nhuyễn thức ăn nhưng cũng không làm mất đi màu sắc và vị ngon của đồ ăn dặm. Mẹ không nên sử dụng máy xay của bé chung với máy xay gia đình vì một số loại thức ăn người lớn có thể vẫn bám mùi trên máy xay cũ dù đã rửa sạch, mùi vị này có thể làm thay đổi mùi vị đồ ăn dặm cho bé. Để dễ dàng hơn trong quá trình chế biến, mẹ nên sở hữu một chiếc máy xay cầm tay, thức ăn của bé vừa hoàn thành có thể sử dụng xay nhanh tiện lợi và tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều.
Một số thương hiệu máy xay được nhiều mẹ sử dụng hiện nay bao gồm: Bluestone, Braun hay Philips đều phù hợp để chế biến ăn dặm, tuỳ thuộc vào ngân sách mẹ muốn sử dụng.
Mua [Máy Xay Cầm Tay] Tại Lazada.vn
Cân định lượng
Vì trong thời gian ăn dặm, lượng tinh bột - đạm - vitamins bé nạp vào đều dựa theo số tháng tuổi quy định nên cân định lượng sẽ giúp mẹ giải quyết khâu đong đếm khẩu phần ăn cho bé dễ dàng hơn.
Mua [Cân Định Lượng Ăn Dặm] Tại Lazada.vn
Muỗng/thìa định lượng
Tương tự như cân định lượng, muỗng thìa hỗ trợ mẹ định rõ mức ăn và khẩu phần ăn trong lúc chế biến, mẹ sẽ không phải lo bữa đậm/nhạt hay loãng/đặc thất thường khi cho bé ăn dặm.
Mua [Muỗng/thìa Định Lượng] Tại Lazada.vn
Đồng hồ hẹn giờ
Nấu đồ ăn dặm cho bé cần căn thời gian thật chuẩn xác vì nếu thức ăn chưa chín tới, bé sẽ khó tiêu hoá còn nếu thức ăn chín nhừ sẽ làm mất đi mùi vị thơm ngon, bé sẽ không muốn thưởng thức. Đồng hồ hẹn giờ khi nấu đồ ăn dặm sẽ giải quyết mọi vấn đề cho mẹ một cách hoàn hảo nhất
Mua [Đồng Hồ Hẹn Giờ] Tại Lazada.vn
Dao, thớt, nồi xoong, chảo
Để chế biến những đồ ăn dặm thì đây là những dụng cụ không thể thiếu, mẹ không nên sử dụng đồ gia dụng trong nhà vì lý do sau đây: Nồi niêu xoong chảo trong nhà vẫn vương mùi thức ăn lạ (có thể không phù hợp với bé) và bé chỉ có một xíu thức ăn dặm mỗi ngày nên sử dụng những loại chảo hoặc nồi to sẽ không chế biến phù hợp. Những loại nồi hoặc xoong này chỉ nên có đường kính nhỏ xinh để mẹ chế biến vừa vặn cho bé.
Mua [Combo Chảo Ngộ Nghĩnh] Tại Lazada.vn
Dụng cụ hỗ trợ bé ăn
Muỗng/thìa, bát
Mẹ nên lựa chọn những chiếc muỗng (thìa) và bát đĩa ăn dặm làm từ nhựa an toàn, vừa nhẹ nhàng lại có khả năng chuyển màu nóng/lạnh khi cho bé ăn. Hiện nay có rất nhiều bộ bát, thìa xuất xứ từ nhiều nơi khác nhau, nhưng được nhiều mẹ tin dùng vẫn là sản phẩm thuộc dòng Combi nhờ chất liệu nhựa an toàn cho bé và có thể sử dụng trong lò vi sóng.
Mua [Bộ Đồ Ăn Dặm Combi] Tại Lazada.vn
Hộp đựng thức ăn dặm cho bé
Một số mẹ ngoài việc chăm sóc bé còn phải chăm sóc gia đình đồng thời vẫn bận rộn với công việc kinh doanh, văn phòng. Vì vậy việc ngày nào cũng chế biến thức ăn dặm dễ khiến mẹ rơi vào trạng thái căng thẳng mỗi ngày, sử dụng hộp đựng thức ăn để chia nhỏ khẩu phần trữ đông trên ngăn đá sẽ giúp mẹ giảm tải công việc mà bé vẫn được đảm bảo bữa ăn dặm đúng khẩu phần. Mẹ nên lựa chọn các hộp trữ đông có chia ngăn nhỏ và làm từ nhựa Nhật Bản cao cấp, an toàn khi sử dụng bảo quản thực phẩm cho bé.
Mua [Hộp Trữ Đông Thức Ăn] Tại Lazada.vn
Ghế ăn
Đến thời kì ăn dặm, bé sẽ tập ngồi để tự thưởng thức món ăn. Ghế ăn là sản phẩm không thể thiếu hỗ trợ cho bé có dáng ngồi đúng và thoải mái khi ăn, mẹ nên lựa chọn loại ghế có khả năng điều chỉnh độ cao thấp và dáng nằm đứng để bé sử dụng lâu dài. Đối với những bé mới tập ăn, mẹ có thể ngửa ghế ra sau để bé thoải mái hơn còn đối với những bé đã cứng cáp hơn thì có thể dựng thẳng lưng ghế để bé tập ngồi ăn đúng tư thế, ghế ăn nên được lựa chọn để bé sử dụng từ thời điểm ăn dặm đầu tiên cho tới khi bé tầm 4 tuổi.
Mua [Ghế Tập Ăn Dặm] Tại Lazada.vn
Yếm khăn ăn
Lúc mới tập ăn dặm bé sẽ còn bỡ ngỡ và dễ làm dây bẩn thức ăn lên quần áo, để hạn chế việc này mẹ nên sắm khăn ăn/yếm cho bé để giữ gìn vệ sinh. Đồng thời khi chọn mua sản phẩm yếm khăn ăn, mẹ lưu ý chọn loại mềm mịn, dễ tẩy giặt để không gây kích ứng cho da bé
Mua [Yếm Ăn Cho Bé] Tại Lazada.vn
Ngoài ra, để hành trình ăn dặm của bé thành công, mẹ hãy nhớ phối hợp thực đơn cho bé một cách khoa học nhất (tuân thủ nguyên tắc đủ đạm - tinh bột - vitamin) đồng thời theo dõi bảng tỉ lệ chế biến ăn dặm cho trẻ từng giai đoạn. Mẹ có thể tham khảo thêm các loại sách hướng dẫn ăn dặm cho bé kết hợp với phương pháp bé ăn dặm tự chỉ huy để biết thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nữa
Mua [Sách Hướng Dẫn Ăn Dặm] Tại Lazada.vn
Ngọc Anh/Tổng hợp