8 cách dạy con biết làm chủ đồng tiền

(Yeutre.vn) Không chỉ giúp con biết quý trọng đồng tiền, tính tiết kiệm còn giúp trẻ biết “hoạch định tài chính” một cách hiệu quả và cũng dễ thành công hơn trong tương lai. Sau đây là những mẹo vàng giúp ba mẹ rèn tính tiết kiệm cho con ngay từ nhỏ. Thử nhé các mẹ!

banner ads

1. Tậu lợn đất cho con

Đây là cách đơn giản nhất mà ba mẹ có thể giúp con tự tiết kiệm “tài sản” cho riêng mình. Các “ngân hàng lợn con” này sẽ phục vụ trẻ từ những mong muốn mua sắm nhỏ nhất. Quan trọng hơn, chúng sẽ tự động khích lệ các thói quen tích lũy tiền cho tương lai của trẻ, cũng như phát triển thói quen giữ tiền, chi tiêu tiền ở trẻ.

1339-10102012afamilymebedaycontietkiem4-1632e.jpg

Bỏ ống heo sẽ giúp con học cách tiết kiệm

2. Động viên con đặt ra mục tiêu

Những mục tiêu của con đơn giản chỉ là tiết kiệm tiền để mua một món đồ chơi, một bộ đồ hay dụng cụ học tập phục vụ cho chính bản thân bé… Hãy giúp con “lập trình” những ý tưởng đơn giản nhưng có ý nghĩa để tăng động lực giúp con tiết kiệm tiền. Ba mẹ nên lập một danh sách gồm những vật yêu thích và từ đó dạy con cách tiết kiệm tiền để biến những ước mơ ấy thành hiện thực.

3. Giúp con định hướng “chi tiêu”

Để tập cho con biết sử dụng tiền đúng cách, ba mẹ nên cho con quyền tự chủ với số tiền tiết kiệm còn mình đóng vai trò cố vấn con cách chi tiêu sao cho hợp lý nhất.

4. Thưởng nếu con biết tiết kiệm

Thưởng cho hành vi tiết kiệm của con là cách làm cho con bạn luôn cảm thấy hạnh phúc và đến một lúc nào đó chúng sẽ giúp trẻ biết tiếp thu và hiểu sâu sắc hơn về tính tiết kiệm tiền.

5. Khuyến khích con làm việc nhỏ

Cách đơn giản nhất để giúp con nhận ra giá trị thực của đồng tiền là để con... trực tiếp làm ra tiền. Ba mẹ có thể gợi ý cho con một số công việc nhà nhẹ nhàng, đơn giản phù hợp với thể trạng và sức khỏe của con như là: cắt cỏ, kinh doanh những món đồ nhỏ... Những công việc đơn giản này, ngoài việc giúp trẻ kiếm được tiền còn dạy cho chúng biết khiêm tốn và tôn trọng lao động từ những đồng tiền ít ỏi kiếm được.

6. Thảo luận về tài chính của bạn với con

Khi ủng hộ hành vi tiết kiệm cho con, ba mẹ cần phải thể hiện điều đó với chúng trong thực tế. Đây là bước đầu để trẻ tiếp cận với vấn đề tài chính trong cuộc sống của ba mẹ. Sau này, chắc chắn chúng sẽ phải quan tâm, để ý nhiều hơn và có những hiểu biết cơ bản để quản lý, tiết kiệm tiền hiệu quả.

7. Trao trách nhiệm chi tiêu cho con

Nếu con đủ lớn và nhận thức, ba mẹ hãy thử trao cho con trách nhiệm quản lý ngân sách gia đình trong một ngày. Trẻ sẽ được tự mình làm chủ, tận hưởng cảm giác của một nhà lãnh đạo. Chúng sẽ thấy được sự vận hành của bánh xe đồng tiền trong gia đình. Đó như là một phần thưởng để con bạn có thể tiến xa hơn bằng kỹ năng trong toán học.

1340-bld166942-12ecf.jpg

Khi con đủ nhận thức, ba mẹ hãy thử trao cho con trách nhiệm quản lý ngân sách gia đình trong 1 ngày

8. Dạy con kiến thức tài chính cơ bản

Ba mẹ cũng có thể dạy con những điều cơ bản về tài chính như tiền gửi, tài khoản tiết kiệm, cho vay và các khái niệm liên quan khác. Tuy nhiên, chỉ nên làm điều này khi trẻ đã thành thạo với các khái niệm cơ bản của toán học. Trẻ có thể nhìn vào tiết kiệm như là bước đầu tiên và cơ bản để có thể độc lập tài chính và thực hiện nó một cách thuận lợi hơn.

Yeutre.vn

Những kiến thức “đinh” khác ba mẹ cần dạy con

Vượt chi tiêu đồng nghĩa không có tiền

Trẻ cần được giáo dục rằng tiền sẽ hết nếu chúng ta tiêu xài quá độ. Dạy trẻ cách lựa chọn thông minh khi mua sắm để trẻ có nhiều tiền hơn. Nên để trẻ tham gia vào các quyết định chi tiêu khi cùng ba mẹ đi mua sắm các vật dụng cần thiết cho gia đình.

Tiết kiệm dài hạn

Sẽ rất tốt nếu trẻ có thể học cách tiết kiệm lâu dài từ khi còn nhỏ. Càng sớm dạy trẻ bắt đầu tiết kiệm, số tiền trẻ có được theo thời gian sẽ càng lớn. Khích lệ trẻ để trẻ có thể đặt ra mục tiêu lớn hơn. Ví dụ, trẻ có thể mua một chiếc xe đồ chơi sau một tuần tiết kiệm hoặc để dành tiền trong 2 tuần để có được một chiếc xe điều khiển từ xa.

Đầu tư cho tương lai

Không bao giờ là quá sớm để dạy trẻ về việc đầu tư cho tương lai. Bạn có thể bắt đầu với thứ gì đó cơ bản, chẳng hạn như giáo dục. Dạy trẻ để tâm đến những chi phí cần thiết cho việc học tập sau này, ví dụ như chi phí cho việc du học, bao gồm học phí, nhà ở cùng nhiều khoản khác nếu trẻ có mong muốn được học tập ở một đất nước phát triển.

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI