8 cách cầm máu hiệu quả có thể “ứng phó” trong tình huống khẩn cấp

Bạn có thể học cách cầm máu tại nhà để sơ cứu các vết thương ở những trường hợp khẩn cấp. Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, cả bạn và các thành viên trong gia đình ít nhiều gặp phải một vài lần chấn thương gây chảy máu. Dù nặng hay nhẹ nhưng khi có hiện tượng chảy máu, bạn phải có biện pháp để ứng phó kịp thời, tránh những rủi ro nghiêm trọng. Mời bạn tham khảo một số mẹo để cầm máu sau đây. Các mẹo này rất đơn giản ai cũng có thể áp dụng ngay, mà hiệu quả mang lại chắc chắn sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên.

banner ads
cam mau vet thuong
Khi không may bị thương và chảy máu bạn nên tìm cách cầm máu ngay. Ảnh: Internet

Thông thường, khi một vùng da nào đó trên cơ thể bị đứt gây chảy máu, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến thao tác đầu tiên là giữ chặt vết thương. Sau đó dùng một miếng băng gạc, bông gòn hoặc khăn vải mềm đặt lê hoặc rửa vết thương dưới vòi nước. Nhưng đa phần chỉ mang lại hiệu quả tức thì. Lúc này bạn cần tìm cách cầm máu khác để có thể ứng phó ngay tại nhà.

1. Cách cầm máu nhanh bằng đá lạnh

Những viên đá lạnh tuy đơn giản nhưng lại vô cùng hữu ích. Ngoài dùng để uống nước giải khát thì dùng đá lạnh còn dùng để sơ cứu vết bầm tím và cầm máu rất hiệu quả. Bạn chỉ cần chườm một ít đá vào vết thương. Nhiệt độ lạnh sẽ làm các mao mạch xung quanh vết thương co lại. Điều này giúp làm giảm sự tuần hoàn của máu tới khu vực bị thương, khiến máu ngưng chảy.

dung da lanh
Đá lạnh sẽ làm co các mạch máu, ngăn không cho máu chảy. Ảnh: Internet

Đây là cách cầm máu tại nhà được rất nhiều người tin tưởng và áp dụng. Tuy nhiên bạn lưu ý không đặt viên đá trực tiếp lên vết thương. Thay vào đó, hãy bọc chúng lại trong chiếc túi chườm hoặc khăn sạch rồi chườm lên.

2. Cầm máu bằng cách dùng trà xanh

Sử dụng trà xanh cầm máu cũng là cách hay. Trong trà xanh có chứa tanin. Chất này có tác dụng cầm máu vì đẩy nhanh quá trình hình thành các cục máu đông. Hơn nữa, chất này còn đóng vai trò hư một chất làm se, khiến các mạch máu từ từ co lại. Quan trọng hơn, tanin trong trà xanh hoạt động như một loại thuốc sát trùng, sát khuẩn. Điều này hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn, ngăn không cho vết thương bị nhiễm trùng trong quá trình chảy máu.

dung tra xanh
Đắp túi trà xanh lên vết thương để cầm máu. Ảnh: Internet

Để thực hiện, bạn nhúng một túi trà trong nước lạnh. Sau đó, nhẹ nhàng áp lên vết thương trong khoảng 1 – 2 phút, sẽ thấy máu không còn chảy nữa. Muốn phát huy công dụng tối đa, bạn nhớ phải làm lạnh túi đá trước nhé!

3. Dùng bột cà phê để cầm máu

Cầm máu bằng bột cà phê nghe lạ nhưng không hề lạ. Bởi, đây là mẹo đang được rất nhiều người áp dụng và đã thành công. Bạn lấy một ít bột cà phê nguyên chất áp ngay lên vết thương đang chảy máu. Lượng bột nhiều hay ít tùy vào vết thương lớn hay nhỏ, sâu hay nông.

dung bot ca phe
Bột cà phê sẽ làm se và đóng miệng vết thương làm chảy máu. Ảnh: Internet

Bột cà phê có tác dụng làm se và đóng miệng vết thương một cách nhanh chóng, ngăn không cho máu chảy. Đồng thời tinh chất trong cà phê sẽ giúp làm dịu da, khiến cho bạn không có cảm giác căng cơ/da, gây khó chịu. Nguyên liệu này hết sức dễ kiếm nên bạn hãy để sẵn trong nhà một ít phòng khi cần đến có để dùng.

4. Cầm máu bằng cách đắp bột nghệ

Ngày nay, hầu như đa phần các gia đình đều hay dùng bột nghệ . Bạn nên biết rằng, bột nghệ cũng nằm trong danh sách các loại thực phẩm có thể giúp cầm máu. Đây là một loại thuốc sơ cứu khá hữu dụng vì đặc tính kháng viêm, kháng sinh và chữa bệnh tuyệt vời. Mọi người vẫn hay sử dụng nó để điều trị vết thương, vết cắt, vết bầm tím, vết bỏng,…

dung bot nghe
Bột nghệ vừa cầm máu vừa kháng viêm hiệu quả. Ảnh: Internet

Trong trường hợp có vết thương hãy làm sạch bằng oxy già để loại bỏ các tác nhân bên ngoài gây nhiễm trùng. Tiến hành đắp bột nghệ phủ kín vết thương, nghệ không chỉ làm ngưng chảy máu trong vài phút mà còn ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm. Có thể rắc thêm một lần nữa nếu bạn muốn chăm sóc hoàn toàn bằng thảo dược thiên nhiên.

5. Cách cầm máu nhanh bằng nước súc miệng

Nước súc miệng bên cạnh vai trò làm sạch các mảng bám và vi khuẩn trên răng thì cũng có thể dùng để sơ cứu, cầm máu vết thương. Chất cồn có trong loại nước này hoạt động như một chất làm se. Khi dùng nó bôi vào chỗ bị thương có nghĩa là bạn đã giúp cho quá trình đông máu diễn ra nhanh hơn.

dung nuoc suc mieng
Bôi nước súc miệng vào chỗ bị thương nếu không may bị chảy máu. Ảnh: Internet

Ngoài ra, trong nước súc miệng còn có chứa thành phần axit aminocaproic. Chất này có khả năng chặn tình trạng chảy máu trong miệng hay những tổn thương nha khoa. Vì thế, trong trường hợp khẩn cấp cần cầm máu bạn co thể sử dụng nó, cách làm này khá hiệu quả và nhanh chóng đó.

6. Sử dụng tinh bột ngô (bột bắp) để cầm máu

Một trong những cách cầm máu đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả nhất đó chính là sử dụng tinh bột ngô (bột bắp). Trong bột ngô có chứa các thành phần làm máu đông hiệu quả. Vì thế chỉ cần đáp một ít bột trực tiếp lên trên vết thương, chúng sẽ hấp thụ lượng máu sắp ra, giúp hình thành các cục máu đông. Tầm 1 phút sau là vết thương của bạn không còn chảy máu và khô hẳn.

tinh bot ngo
Tinh bột ngô cũng có thể ngăn cho vết thương không còn chảy máu. Ảnh: Internet

Lưu ý khi rắc tinh bột ngô lên vết cắt, đừng chà xát hay làm trầy xước thêm. Bạn có thể dùng tay ấn nhẹ lên vết cắt để bột ngô thấm và nhanh phát huy tác dụng. 

7. Cách cầm máu bằng kem dưỡng Vaseline

Rất nhiều loại mỹ phẩm, bao gồm cả kem dưỡng da, son dưỡng môi và các sản phẩm vaseline có chứa thạch dầu…Có thể bạn không tin nhưng những sản phẩm này có thể hỗ trợ được tình trạng máy chảy do bị thương. Chất nhờn trong những loại sản phẩm này có thể chặn dòng máu chảy ngoài da. Chúng giúp tạo ra máu đông và có khả năng bảo vệ da hiệu quả.

boi vaseline
Vaseline và các loại son dưỡng cũng có thể dùng để cầm máu. Ảnh: Internet

Hãy thoa một lớp mỏng vaseline hoặc son dưỡng môi lên vết thương, bạn sẽ thấy hết đau và máu cũng không còn tiết ra nữa. Cách này cực kỳ thích hợp với tình trạng chảy máu do vết cắt nông. Sau khi sơ cứu cầm máu xong, bạn nhớ lau khô da và làm sạch vết thương bằng oxy già hoặc nước muối sinh lý .

8. Kem đánh răng có thể giúp cầm máu

Kem đánh răng luôn có sẵn trong mọi gia đình. Ngoài để làm sạch răng thì nó có nhiều tác dụng “thần thánh” khác như: làm che mờ vết xước nhẹ, giảm bỏng da. Một công dụng hết sức quan trọng đó là cầm máu. Sở dĩ kem đánh răng có thể giúp cầm máu hiệu quả bởi trong nó có các thành phần làm co da và dịu mát da.

kem danh rang
Kem đánh răng ngoài trị bỏng còn giúp cầm máu. Ảnh: Internet

Nếu chẳng may bị thương và chảy máu, bạn hãy nhanh chóng lấy một ít kem đánh răng bôi lên vết thương. Nó sẽ làm se, ngừng chảy máu và giúp vết thương nhanh lành. Đồng thời dầu gừng và bạc hàng trong kem còn giảm đau sót chỗ bị đau, giảm sưng vô cùng hữu hiệu.

Trên đây là 8 cách cầm máu thông dụng nhất mà Chuyên mục Sức khỏe của Yeutre.vn muốn chia sẻ cùng các bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng muối, bột ớt, một số loại cây lá theo Đông y… để sơ cứu khi gặp tình trạng chảy máu ở nhà. Tuy nhiên lưu ý, các mẹo này chỉ phù hợp đối với vế thương nhẹ, nông. Trong trường hợp vết thương nặng và sâu, máu chảy liên tục bạn cần có biện pháp chuyên sâu hơn. Tốt nhất, với các trường hợp này, bạn đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ, tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Tuyết Nhi

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI