1. Làm tan vết bầm tím bằng cách chườm đá
Đá lạnh mà bạn thường dùng để uống nước, giải nhiệt vào mùa hè, giờ có thể sử dụng nó để làm tan vết bầm tím. Nhiệt độ của đá lạnh sẽ làm ức chế các tế bào thần kinh và dây thần kinh ở vùng bị thương, làm các mạch máu co lại và ngăn không cho máu dồn về một chỗ. Ngoài ra, đá lạnh còn giúp giảm sưng đau và giảm viêm hiệu quả.
Bạn bọc túi đá trong mảnh vải hoặc bọc đá viên trong khăn thay vì đắp trực tiếp trên da để tránh bị bỏng lạnh. Nếu không có sẵn túi đá, bạn có thể dùng túi rau củ, túi đậu đông lạnh cũng rất hiệu quả vì chúng có thể uốn theo đường cong của cơ thể. Day đi day lại khoảng 15 – 20 phút tại chỗ bầm là được. Sau khi chườm, bạn có thể cấp đông lại để sử dụng cho những lần tiếp theo. Lưu ý cách này chỉ nên áp dụng với những người trẻ, khỏe mạnh.
2. Mẹo chườm ấm làm tan vết bầm tím
Khi bị va đập, máu sẽ tích tụ lại, khó lưu thông, lúc này hãy sử dụng một chiếc khăn ấm để đối phó. Nhiệt độ nóng giúp đẩy nhanh quá trình tự lành của vết bầm, nhất là khi bạn chườm nóng vài ngày sau khi bị. Hơn nữa, các này còn giúp làm giãn và cải thiện tuần hoàn máu.
Dùng một chiếc khăn sạch nhúng vào tô nước ấm rồi để lên vết máu bầm, xoa bóp nhẹ nhàng để các mạch máu ở khu vực bị thương được lưu thông, tan hết máu bầm tụ lại. Cách này phù hợp cho người già và trẻ em vì những đối tượng này dễ bị hạ thân nhiệt, nếu chườm lạnh dễ gây nguy hiểm cho sức khỏe.
3. Sử dụng tinh dầu để làm tan vết bầm tím
Đây là cách làm tan vết bầm tiện lợi nhất nên nhiều người sẽ nghĩ đến ngay khi thấy cơ thể xuất hiện hiện tượng. Trên thực tế, có một số loại tinh dầu có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu và phân tán vùng máu tụ khá hiệu quả. Sử dụng dầu còn giảm đau, giảm sưng huyết bầm tím, vì thế nếu nhà bạn có sẵn dầu gió, dầu con hổ,… hãy tận dụng.
Để làm tan máu bầm bằng tinh dầu, bạn pha vài giọt tinh dầu với một loại dầu dẫn như dầu jojoba, dầu dừa, dầu hoa cúc calendula, dầu thì là,… Thoa trực tiếp lên vết bầm. Lượng dầu tùy thuộc vào số lượng và kích thước vết bầm. Thực hiện đều đặn mỗi ngày ít nhất 1 lần, liên tục trong vòng 1 – 2 tuần sẽ khỏi ngay.
4. Lăn trứng gà là cách làm tan vết bầm tím hay
Để làm tan máu bầm nhanh chóng và hiệu quả , trong dân gian có lưu truyền nhau phương pháp dùng trứng gà lăn vào vết bầm. Trên bề mặt của lòng trắng trứng có các lỗ nhỏ li ti dẫn vào bên trong lòng đỏ. Muốn nó tan nhanh bạn cần lăn ngay khi trứng còn nóng. Bởi khi đó nhiệt độ nóng trong trứng vẫn cao, đặt lên da, áp suất sẽ hút vào lòng đỏ, đồng thời thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Lăn đi lăn lại nhiều lần sẽ giúp mờ vết máu.
Làm theo cách này, bạn chỉ cần lấy khoảng vài quả trứng gà luộc chín, lột bỏ vỏ. Sau đó lăn trứng đều lên vùng da bị bầm cho đến khi nào trứng nguội hẳn thì chuyển sang quá khác. Lặp đi lặp lại thao tác như vậy, kiên trì thực hiện mỗi ngày từ ít nhất 2 lần, duy trì liên tục trong vài ngày bạn sẽ thấy vết bầm không còn nữa. Tuy nhiên cần lưu ý, không dùng trứng nguyên vỏ và không lăn lên vùng vết thương hở nhé!
5. Cách làm tan vết bầm tím bằng hành tây
Hành tây được xem là “thần dược” tự nhiên chữa nhiều chứng bệnh và đây cũng là một trong những phương pháp chữa tím tại nhà thông thường, được nhiều người áp dụng. Ngoài giảm sưng đau, hành tây còn là bài thuốc nổi tiếng để trị các vết thương như bông gân, tắc nghẽn. Lý do vì trong nó có chứa cả chất giảm đau lẫn đặc tính kháng viêm.
Bạn chuẩn bị 30gram hành tây và 5gram muối. Hành tây bóc vỏ, cắt nhỏ sau đó cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, đổ ra chén rồi cho muối vào trộn đều. Thao hỗn hợp đó lên chỗ có vết bầm tím, để khoảng 20 phút hoặc quấn vải để qua đêm cũng được và rửa lại bằng nước sạch. Làm xong bạn sẽ thấy một sự thay đổi rõ rệt. Nhưng nếu khu vực bầm có vết thương hở bạn không nên dùng công thức này và nhớ thử một phần nhỏ trước để đảm bảo không bị dị ứng với hành tây.
6. Dùng bắp cải làm thuốc đắp trị bầm tím
Ngoài dùng như một loại thực phẩm thì không có gì khó hiểu khi nhiều người vẫn thường dùng bắp cải để làm tan máu bầm. Trong bắp cải chứa lượng vitamin C và K cao, giúp đẩy nhanh tiến độ hàn gắn vết thương. Cách làm tan vết bầm từ loại rau này cực kỳ đơn giản, không hề mất thời gian nên bạn có thể áp dụng ngay nếu lỡ may bị va chạm làm cơ thể mình bầm tím.
Tách phần gân (phần đầu) của lá bắp cải ra và ngâm trong nước nóng, khi thấy bắp cải có dấu hiệu héo lại, bạn lấy ra úp nó lên vết bầm, vết bầm sẽ rất nhanh tiêu biến. Hoặc bạn cũng có thể dùng lá bắp cải giã nát, ép lấy nước rồi dùng bông gòn thấm lên vùng da đó. Ngoài khả năng giảm thâm thì nó còn chứa những hợp chất chống viêm nhiễm.
Bên cạnh những cách làm tan vết bầm mà Chuyên mục Sức khỏe của Yeutre.vn vừa chia sẻ, bạn có thể áp dụng thêm nhiều phương pháp khác. Ví dụ, bạn có thể sử dụng dứa (thơm), rau mùi tây, cây kim sa, chườm trà thảo mộc, liên mộc,… Tất cả đều rất đơn giản và dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên, cần lưu ý nếu vết bầm nặng và đã áp dụng nhiều lần không có dấu hiệu tiến triển, bạn nên tìm đến các trung tâm y tế để được thăm khám, chữa trị. Việc này nhằm giúp tránh gây tổn thương nghiệm trọng cho cơ thể bạn nhé.
Tuyết Nhi