8 bài học về tiết kiệm tiền cha mẹ nên dạy cho trẻ

Khi con bước vào tuổi mới lớn cha mẹ nên dạy con biết về giá trị của đồng tiền nhằm giúp con biết cách quản lý và chi tiêu tiền hợp lý về sau.

banner ads

1. Cắt giảm các khoản chi tiêu nhỏ để thực hiện kế hoạch lớn hơn

Để thực hiện điều này, cha mẹ nên dạy cho con cách lập kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm tiền bằng những hướng dẫn cụ thể. Ba mẹ nên giúp con hiểu rằng, để có thể thực hiện được những kế hoạch lớn, con phải hạn chế những khoản chi tiêu nhỏ trong một thời gian nhất định.

7189-tiet-kiem.jpg

Cha mẹ nên dạy con biết cách cắt giảm khoản chi nhỏ để dành cho kế hoạch lớn hơn

Ví dụ, con muốn mua xe đạp mới, lúc này cha mẹ nên ngồi lại với con để định giá sản phẩm cần mua. Và với số tiền đó, con bạn cần phải tiết kiệm trong bao lâu mới có thể mua được. Để có thể tiết kiệm, con phải cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết hàng ngày như: tiền ăn quà vặt, mua dày dép, quần áo mới…

Mỗi tháng bạn, bạn hãy cùng con kiểm tra số tiền đã tích lũy được. Tin chắc rằng với số tiền tăng lên theo từng ngày trẻ sẽ vô cùng hào hứng và tin tưởng vào kế hoạch của cha mẹ.

2. Dạy con cách sinh lời đồng tiền

Khi con bắt đầu biết cách chi tiêu tiết kiệm, bạn nên dạy cho trẻ cách đầu tư sinh lời từ đồng vốn ban đầu. Hãy nói với con rằng, với số tiền con đang có nếu con đầu tư vào kinh doanh sẽ sinh lời cho đồng tiền.

Ở tuổi này, cha mẹ nên dạy con sinh lời bằng những kế hoạch đầu tư cụ thể phù hợp với lứa tuổi của con. Ví dụ như con có thể kinh doanh hoa nhân ngày lễ tình nhân, ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày 8/3… Từ những việc làm thực tế, trẻ sẽ học được cách để khiến đồng tiền có lãi và cũng hiểu được rằng để kiếm được tiền không hề dễ dàng.

Với những bài học nhỏ nhặt này, bạn đã rèn cho con thói quen biết tự kinh doanh để sinh lời đồng tiền ngay từ nhỏ. Điều này sẽ giúp ích cho con trong tương lai.

3. Cho con cơ hội để quản lý chi tiêu

Dạy con biết cách quản lý và chi tiêu đồng tiền hợp lý là giúp con có trách nhiệm với các khoản chi tiêu của mình. Hàng tháng bạn nên trích một khoản tiền nhỏ từ quỹ dành mua dụng cụ học tập cho con và nói với con rằng đây là tiền để con mua sách và bút trong tháng này.

7183-tiet-kiem-tien-1.jpg

Trao cho con cơ hội để quản lý đồng tiền sẽ giúp trẻ có kế hoạch chi tiêu hợp lý hơn

Ban đầu có thể trẻ sẽ dùng tiền đó để mua những thứ mà con thích. Và đến khi con cần mua sách không còn tiền, điều này sẽ giúp trẻ nhận ra rằng, để có thể mua được đồ dùng học tập cần cắt giảm các chi tiêu không cần thiết.

Cùng với thời gian, trẻ sẽ học được cách chi tiêu và quản lý đồng tiền một cách hợp lý. Hãy để con trải nghiệm điều này từ lúc con còn nhỏ vì thời điểm đó ba mẹ sẽ dễ uốn nắn và hướng dẫn con hơn là khi con đã trưởng thành.

4. Bài học về cách hoạch định chi tiêu

Cũng như bài học về cách quản lý đồng tiền, bài học về cách hoạch định chi tiêu sẽ giúp trẻ biết phân bổ đồng tiền vào những mục đích cụ thể, hạn chế được những khoản chi tiêu hoang phí, không cần thiết.

Ví dụ, mỗi tháng bạn cho con 500 ngàn tiền tiêu vặt, với số tiền này nếu con bạn không được gợi ý trước về các cách chi tiêu, trẻ sẽ dành nó để mua món đồ nào đó con thích. Và tất nhiên, nếu trong tháng đó, con phải đi sinh nhật bạn sẽ không còn tiền để mua quà. Lúc đó cha mẹ bắt buộc phải cho con thêm tiền.

Thay vì như vậy, khi cho con tiền tiêu vặt cha mẹ nên gợi ý cho con vạch ra kế hoạch chi tiêu trong tháng. Ví dụ với số tiền đó con sẽ dành 200 ngàn để sinh nhật bạn, 100 ngàn ăn quà vặt, 200 ngàn để mua món đồ con thích….

Bài học này sẽ giúp con biết chia nhỏ và chi tiêu tiền một cách hợp lý. Nếu con cảm thấy khó chịu vì bị cha mẹ can thiệp vào đời sống riêng tư, bạn nên nhẹ nhàng giải thích cho con hiểu.

5. Bài học về cách trả hoá đơn

Nếu như con bạn đang dùng internet, bạn nên giao cho con hóa đơn tiền internet hàng tháng để con tự thanh toán với nhà mạng. Nếu con thanh toán hóa đơn quá ngày, nhà mạng sẽ ngừng cung cấp internet, con sẽ không có mạng để sử dụng cho việc học tập và giải trí.

Và con sẽ hiểu ra rằng, việc thanh toán các hóa đơn không hề dễ dàng và cần phải chuẩn bị sẵn một khoản tiền cần thiết để thanh toán đúng thời hạn.

6. Bài học về vay nợ

Ở tuổi tuổi mới lớn con có thể chưa nhận thức được tác hại cũng như mối nguy hiểm của việc vay nợ. Hãy nói với con rằng, nếu con vay tiền mà không trả nợ đúng hạn sẽ rất nguy hiểm. Điều đầu tiên là con sẽ mất uy tín với bạn bè, thứ hai là khoản lãi suất sẽ tăng lên và kèm theo đó những hệ lụy của nó.

7. Dạy con biết cách kiếm tiền

7181-day-con-cach-kiem-tien.jpg

Dạy con muốn có tiền để mua món đồ còn thích con phải tự kiếm tiền

Nếu con muốn mua váy mới sẽ có hai cách: một là con phải tiết kiệm các khoản tiêu vặt, hai là con phải tự kiếm tiền để mua nó. Ở tuổi này, con rất khó có thể kiếm được một công việc phù hợp, vì vậy cha mẹ nên gợi ý cho con những việc phù hợp với lứa tuổi của con như làm việc bán thời gian, trông em bé giúp anh chị họ, làm vườn, phát tờ rơi…

8. Cho con biết sự thật của những lời quảng cáo

Cha mẹ nên cho trẻ biết rằng, những lời chào mời quảng cáo là những chiêu trò của các nhà bán hàng để thu hút khách. Vì thế, con cần cẩn trọng trước những thông tin quảng cáo để tránh chi tiêu quá tay, mua quá nhiều đồ dùng không cần thiết trong khi những thứ thiết yếu nhất lại không có.

Nguy hại lớn nhất của những quảng cáo là làm cho con bạn mua những thứ mình thích nhất thời, chứ không phải là món đồ cần thiết nhất. Vì thế, cha mẹ cần dạy con rằng, trước khi mua con nên cân nhắc đó có thật sự là món đồ cần thiết nhất tại thời điểm đó hay chỉ là sở thích nhất thời mà thôi.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI