1. Khi trẻ đang sốt cao (trên 38 độ C)
Nếu tắm cho trẻ đang sốt cao có thể khiến trẻ bị sốc lạnh, tăng thân nhiệt và dẫn đến co giật.
Nếu gặp nước lạnh, các lỗ chân lông sẽ bít lại và làm thân nhiệt cao hơn. Vì thế, nếu tắm cho trẻ đang sốt cao có thể khiến trẻ bị sốc lạnh, tăng thân nhiệt và dẫn đến co giật. Bên cạnh đó, nếu trẻ bị nhiễm lạnh có thể dẫn đến khả năng mao mạch da toàn thân nở to và gây xung huyết khiến các cơ quan khác trong cơ thể không thể nhận đủ máu. Ngoài ra, vì sức đề kháng không đủ, nên việc nhiễm nước có thể dẫn đến phong hàn rất nguy hiểm.
Do vậy, chỉ có thể dùng những tấm khăn chườm nước nóng để làm hạ sốt, chứ không nên cho bé tắm bằng nước lạnh trực tiếp khi đang sốt cao. Sau 48 tiếng, trẻ hết sốt, có thể tắm rửa vệ sinh toàn thân như bình thường.
2. Ngay sau khi vừa tiêm chủng
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi phải được tiêm phòng định kỳ hàng tháng. Sau mỗi lần tiêm, bé có thể phản ứng với thuốc tiêm gây sưng tấy vùng châm kim và sốt cao. Lúc này, nếu để trẻ tiếp xúc với nguồn nước không đủ đảm bảo điều kiện vệ sinh, chất bẩn trong nước sẽ vào cơ thể thông qua lỗ kim và gây nhiễm trùng vùng hở rất khó để bạn phân biệt có phải là phản ứng sưng tấy sau tiêm hay không. Bên cạnh đó, tình trạng sốt sau tiêm của bé hoàn toàn không thích hợp để tắm nước lạnh vì có thể khiến trẻ sốt cao dẫn đến co giật.
3. Ngay sau khi vừa ăn no
Nên cho bé tắm sau 2 tiếng dùng bữa để đảm bảo sức khỏe cho bé.
Khi tắm, các mạch máu nở ra và lưu lượng máu qua da tăng cao. Điều này đồng nghĩa với việc máu cung cấp cho hệ tiêu hóa giảm đi và làm rối loạn hoạt động tiêu hóa. Ngoài ra, do thức ăn vào đến dạ dày khiến dạ dày mở rộng ra nên khả năng nôn mửa khi tắm ngay là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Tốt nhất, chỉ nên cho bé tắm sau 2 tiếng dùng bữa để đảm bảo sức khỏe cho bé.
4. Đang trong thời kỳ tiêu chảy, nôn mửa liên tục
Tình trạng nôn mửa hoặc tiêu chảy liên tục sẽ trở nên tệ hơn khi cho trẻ tắm rửa thường xuyên. Tốt nhất, nên để bé được nghỉ ngơi và qua cơn hãy cho bé tắm.
5. Đang trong giai đoạn tổn thương về da
Nếu bé chỉ đơn thuần bị rôm sảy, nổi mẩn do ẩm… bạn nên tắm rửa cho bé hàng ngày để giữ vệ sinh. Tuy nhiên, nếu bé có vết thương hở trên da ở diện khá rộng hoặc bị chốc lở, bỏng… mẹ không nên tắm cho bé vì nguồn nước có thể không đủ sạch. Khi bị nhiễm khuẩn, những tổn thương trên da có thể gây biến chứng khác nguy hiểm hơn.
6. Giai đoạn trẻ còn non tháng
Chất béo tích tụ dưới da trẻ sinh non không đủ để bé giữ ấm và điều chỉnh thân nhiệt.
Chất béo tích tụ dưới da trẻ sinh non không đủ để bé giữ ấm và điều chỉnh thân nhiệt. Do vậy, sự biến động nhiệt đột ngột cần phải hết sức cẩn thận, nhất là việc cho bé tiếp xúc trực tiếp với nước.
Một điều cần lưu ý khi tắm cho trẻ làn đảm bảo sao cho nhiệt độ môi trường xung quanh từ 26-28 độ C và nhiệt độ nước ở 40-42 độ C.
Yeutre.vn (Tổng hợp)
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm: