1. Thời gian ngủ của trẻ
Em bé ngủ.
Hoạt động chính trong ngày của một đứa trẻ bình thường chỉ quanh đi quẩn lại 4 việc: bú, ngủ, thay tã và tắm rửa.Trong đó, phần lớn thời gian là dành cho giấc ngủ.
Do đồng hồ sinh học của trẻ chưa hoàn thiện, nên giấc ngủ của trẻ sơ sinh không giống người lớn, trẻ có thể dành nhiều thời gian để ngủ ban ngày và thức vào ban đêm hoặc ngược lai. Hoặc có những trường hợp giấc ngủ của trẻ chia đều, sáng, chiều và tối.
Tùy theo cách các mẹ rèn luyện mà trẻ sẽ có những thời gian ngủ khác nhau không bé nào giống bé nào. Tuy nhiên, thời gian ngủ của một em bé sơ sinh bình thường, giao động từ 16 giờ cho đến 20 giờ một ngày. Phần đa trẻ sơ sinh sẽ ngủ suốt đêm và không thức giấc, thói quen ngủ này sẽ kéo dài cho đến khi trẻ được 3 tháng tuổi.
- Bước vào tháng thứ 6, thói quen ngủ của bé sẽ thay đổi, ở giai đoạn này trẻ sẽ dành 3 tiếng ngủ ban ngày và 11 tiếng ngủ vào ban đêm. Vì thời gian ngủ ban đêm kéo dài, nên trẻ sẽ thường hay thức giấc nửa đêm, mẹ sẽ phải dần thích nghi với điều này.
- Từ 6 -12 tháng tuổi, giai đoạn này trẻ sẽ thức giấc ban nhiều hơn là do bé cảm thấy lo lắng hoặc thiếu hơi mẹ. Cũng có trường hợp, nhiều bé khó ngủ do xung quanh có tiếng ồn…Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả mẹ và em bé. Loại trừ nguyên nhân trẻ bị thiếu canxi còn có một số nguyên nhân dưới đây.
2. Thiếu an toàn
Mẹ cho bé ôm gấu ngủ để tạo cảm giác an toàn.
Khi đặt trẻ ở trong một căn phòng lạ và rộng trẻ sẽ luôn có cảm giác thiếu an toàn. Và tạo cho bé cảm giác sợ hãi nên bé sẽ luôn mở mắt để cảnh giác với mọi thứ xung quanh ngay cả khi cơn buồn ngủ ập đến. Điều này sẽ trẻ mệt mỏi, bứt rứt, khó chịu nên trẻ thường quấy khóc, khó ngủ.
Đối với những em bé sợ không gian rộng và những nơi lạ, cha mẹ nên đặt con ngủ ở những nơi quen thuộc và có không gian nhỏ hơn như chiếc nôi chẳng hạn. Vì trẻ quen nằm nôi, nên nếu đi xa có thể cho trẻ ngủ nôi con sẽ ngủ ngon và ít quấy khóc hơn.
Hơn nữa, em bé sơ sinh do quen với môi trường yên tĩnh, an toàn và êm ái trong bụng mẹ nên khi thay đổi môi trường sống sẽ khiến trẻ khó thích nghi. Vì thế, để con có giấc ngủ ngon và sâu hơn mẹ nên dùng chăn mềm và mịn để lót cho bé ngủ.
Ngoài ra mẹ cũng cần lưu ý thêm, nên cho bé ngủ ở một giường cố định, sử dụng drap gối cố định và cho con nằm một hướng nhất định kèm theo những bản nhạc mà bé vẫn thường nghe khi còn ở trong bụng mẹ con sẽ ngủ ngon hơn.
3. Do tiếng ồn
Em bé sơ sinh vẫn quen với môi trường yên tĩnh trong bụng mẹ, do vậy trong thời gian đầu trẻ chưa thể thích nghi với những tiếng ồn quá lớn bên ngoài. Nếu để bé ngủ trong không gian có nhiều âm thanh lớn, trẻ sẽ hay bị giật mình và tỉnh giấc. Dẫn đến ngủ không dài và sâu giấc. Vì không ngủ đủ giấc, nên bé sẽ có biểu hiện mệt mỏi, khó chịu và hay quấy khóc. Có một số trẻ đặc biệt nhảy cảm với tiếng ồn, chỉ cần tiếng trò chuyện nhỏ nhẹ của cha mẹ cũng có thể làm con thức giấc.
Trong trường hợp này, các mẹ có thể nghĩ đến việc cho con nằm ngủ trong nôi, hoặc giường dành riêng cho bé, để hạn bé không bị thức giấc bởi cha mẹ.
Nếu bé phải ngủ trong môi trường quá ồn, mẹ nên tắt bớt âm thanh chiếc T.V hoặc máy nghe nhạc, có thể đóng cửa số để cách ly tiếng ồn bên ngoài để con có thể ngủ ngon hơn.
Tuy nhiên cần lưu ý: Không nên cho trẻ ngủ trong môi trường quá yên tĩnh vì sẽ tạo thói quen xấu cho con. Khi lớn lên bé sẽ khó ngủ, hay thức giấc.
4. Con ngủ mẹ cũng ngủ
Con ngủ mẹ cũng ngủ.
Đa phần các bà mẹ khi ru con ngủ đều ngủ thiếp đi cùng con. Vì thế, lâu dần sẽ tạo cho con thói quen xấu phải có người ôm ấp mới ngủ được, khi rời khỏi vòng tay mẹ trẻ sẽ giật mình tỉnh giấc và quấy khóc không chịu ngủ tiếp. Vì thế, trẻ sẽ không ngủ ngon giấc điều này ảnh hưởng tới sức khỏe của con và mẹ sẽ không có thời gian để chăm sóc bản thân và làm công việc khác.
Do vậy, khi bế con để ru ngủ các mẹ cần lưu ý, khi trẻ đã ngủ nên đặt con nằm riêng ra, không nên cho con ngủ trong lòng hoặc dùng tay làm gối cho con.
5. Ép con ngủ
Nhiều bà mẹ khi thấy con không ngủ hoặc muốn “dụ” cho con ngủ đề có thời gian làm việc nhà nên cố ép con đi ngủ khi trẻ chưa có dấu hiệu buồn ngủ. Kết quả là, sau hàng tiếng ru ngủ mà con vẫn “ mắt tỉnh như sáo”, có trường hợp con chưa ngủ mẹ đã “ say giấc nồng”.
Trẻ con cũng như người lớn, khi chưa buồn ngủ thì dù có ép hay cố ru ngủ con vẫn không thể ngủ được. Nên hãy để trẻ chơi thoải mái, khi bé đã thấm mệt con sẽ tự lăn ra ngủ và ngủ rất ngon giấc. Nếu cố ép con ngủ, giấc ngủ của trẻ sẽ chập chờn và khó ngủ hơn.
6. Do sợ hãi, bị quát mắng quá nhiều
Nếu la mắng trẻ quá nhiều, khi ngủ trẻ sẽ hay giật mình
Do não trẻ chưa hoàn thiện nên hệ thống dây thần kinh còn yếu ớt. Nên nếu ban ngày con bị la mắng quá nhiều hoặc phải đối diện với nỗi sợ hãi nào đó. Thì đêm đến trẻ sẽ hay hoảng hốt và giật mình khi ngủ, thường lo lắng và khó ngủ hơn. Nếu con không có biểu hiện khóc thét, la lớn hoặc sợ hãi, mẹ chỉ cần thức dậy vỗ nhẹ vào lưng hoặc xoa lưng cho trẻ là bé có thể an tâm ngủ tiếp.
Nếu con bị ám ảnh về nỗi sợ hãi, dẫn đến giật mình và khóc lớn kéo dài nhiều ngày mẹ cần đưa con đến bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt.
Yeutre.vn
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm: