6 lý do phổ biến khiến bé chê sữa mẹ

Không ít người dùng đủ mọi phương kế cốt sao cho con bú mẹ vì hiểu rằng sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá cho con. Vậy nhưng, sau cùng bé vẫn cứ chê ti mẹ và nhất quyết không bú.

banner ads

Bé chê ti mẹ có nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể nó xuất phát từ chính cách chăm sóc của mẹ hoặc từ phản ứng của bé. Tựu chung, có những lý do phổ biến sau:

Trẻ mất phản xạ tìm và mút vú mẹ

8880-be-che-ti-me-1.jpg

Cho trẻ bú bình là một nguyên nhân khiến trẻ bỏ bú mẹ.

Trẻ sơ sinh khi lọt lòng đã hình thành phản xạ tìm và mút vú mẹ. Phản xạ này sẽ mất đi khi cho trẻ bú bình hoặc để trẻ cách ly quá lâu với vú mẹ kể từ thời điểm sinh. Do đó, để khắc phục nên cho trẻ bú mẹ ngay sau vài tiếng chào đời. Khi trẻ đã bú mẹ không nên đột ngột chuyển sang bú bình khiến trẻ mất phản xạ tìm mút vú mẹ. Nếu trẻ bú yếu, cần bổ sung sữa, mẹ nên vắt sữa ra chén và đút cho trẻ từng muỗng nhỏ.

banner ads

Cho trẻ bú không đúng cách

Nhiều trẻ ngậm núm vú mẹ không trọn hoặc sai cách khiến động tác mút không đạt hiệu quả. Đó là nguyên nhân làm trẻ "chê" ti mẹ. Vì vậy, tư thế bồng bé và cách cho bé bú rất quan trọng để kích thích trẻ. Số khác do mẹ quá dồi dào sữa, sữa chảy nhiều và nhanh khiến trẻ liên tục bị sặc sữa. Từ đó, trẻ sinh ra sợ hãi và bỏ ti mẹ. Để khắc phục, mẹ nên vắt bớt sữa ra ngoài trước khi cho trẻ bú. Khi cho bú nên dùng ngón trẻ và ngón giữa kẹp lấy đầu ti để chặn bớt sữa.

Với những trẻ đã có tâm lý sợ hãi từ lần bú ti trước, mẹ nên dùng tay đưa đầu ti từ từ chạm vào miệng trẻ để kích thích. Lặp lại vài lần như vậy trẻ sẽ bú trở lại.

Bé khó chịu trong người

8883-be-che-ti-me-5.jpg

Khi đau hoặc mệt mỏi, trẻ sẽ bú kém hơn so với bình thường.

Khi đau hoặc mệt mỏi, trẻ sẽ bú kém hơn so với bình thường. Để phát hiện kịp thời, mẹ cần kiểm tra kỹ các bộ phận trên người bé xem có vết côn trùng đốt nào khiến trẻ ngứa ngáy không. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tìm hiểu một số biểu hiện bệnh lý thường gặp ở trẻ như ngạt mũi, tưa lưỡi… để biết cách can thiệp. Lúc này, mẹ nên vắt sữa và đút từng muỗng cho trẻ vì khi mệt trẻ không đủ sức để bú.

Với những trường hợp trẻ sinh non, sinh khó, có thể những sang chấn khi lọt lòng vẫn còn tác động đến trẻ, gây nên những cơn đau và khiến bé khó bú. Khi trẻ khóc quấy nhiều, mẹ nên đến tư vấn bác sĩ để tìm ra cách phù hợp nhất giúp trẻ bú trở lại.

Bé không có “thiện cảm” với ti mẹ

8882-be-che-ti-me-3.jpg

Bé không có “thiện cảm” với ti mẹ.

Một số người mẹ có đầu ti không bình thường, hoặc thụt vào quá sâu, hoặc quá to so với miệng trẻ sơ sinh. Nhiều lần cố gắng bú ti nhưng trẻ không thể bú được hoặc thở khó trong lúc bú. Từ đó, bé sinh ra tâm lý chán ti mẹ. Vì thế, mẹ phải cố gắng massage thật nhiều và kéo ti vú ra ngoài nếu bị thụt sâu. Hoặc như mẹ có thể cho một trẻ lớn hơn bú nhiều để kích thích đầu vú và làm nó trở về kích thước bình thường.

Bé sợ mùi lạ trong sữa

Trong những thức ăn mẹ tiêu thụ có thể mang nhiều vị bé không thích. Đó có thể là hành, tỏi, mắm… hoặc mùi nước hoa mẹ dùng vương lại. Những điều này có thể trở thành nguyên nhân khiến trẻ không thích bú mẹ và quay ra bỏ bú.

Bé mất hơi mẹ

8881-be-che-ti-me-2.jpg

Nhiều người cho rằng một đứa trẻ có thể nhận biết hơi mẹ.

Nhiều người cho rằng một đứa trẻ có thể nhận biết hơi mẹ. Vì thế nếu vì quá bận rộn, mẹ nhờ người khác chăm sóc một thời gian thì khi trở về, cho trẻ bú, nó sẽ lập tức phản ứng và nhất quyết không chịu bú ti.

Cho con bú vừa mang lại lợi ích dinh dưỡng cho trẻ vừa gắn kết tình cảm mẹ con. Do đó, nếu gặp phải trường hợp con chê ti mẹ, bạn hãy xem xét xem nguyên do gì khiến trẻ bỏ bú để có được phương cách xử lý phù hợp nhất.

Yeutre.vn

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI