Cột mốc đầu tiên: Trẻ 4-6 tháng tuổi và sự khởi đầu với thức ăn dặm
Trẻ 4-6 tháng tuổi và sự khởi đầu với thức ăn dặm
Trong giai đoạn từ 4-6 tuổi, trẻ đã bắt đầu có những phản xạ về việc phun, nhả hoặc đẩy thức ăn đưa vào miệng do vẫn quen với phản xạ mút khi bú sữa. Do vậy, theo khuyến nghị từ các Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, các bà mẹ đều chọn thời điểm này để bắt đầu cho bé ăn dặm nếu không muốn gặp phải nhiều khó khăn hơn trong việc tập ăn cho bé. Tùy theo nhu cầu cá nhân, mẹ có thể canh chỉnh lượng thức ăn phù hợp.
Ban đầu, có thể chỉ là nếm thử một vài muỗng nhỏ, gặm nhắm một vài củ quả mềm. Nhưng càng về, lượng và chất thức ăn sẽ dần thay đổi.
Cột mốc thứ hai: Kết thúc tháng thứ 6 và bắt đầu cho bé bổ sung nước
Sau 6 tháng tuổi có thể cho bé bổ sung thêm nước.
Trong suốt 6 tháng đầu, nhằm đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của bé, các chuyên gia khuyên các bà mẹ không nên cho bé uống nước hoặc bổ sung bất cứ loại thức uống, thức ăn nào khác ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức trong trường hợp mẹ không đủ sữa. Nếu cho bé uống nước quá nhiều trước thời điểm 6 tháng, dạ dày bé sẽ chóng no và sinh ra lười bú. Khi lượng dinh dưỡng từ sữa không được dung nạp và hấp thu đủ, trẻ sẽ nhanh chóng sụt cân và ảnh hưởng đến sức khỏe. Chưa kể, nước quá tải so với nhu cầu cơ thể cũng gây áp lực lên thận và làm ảnh hưởng đến chức năng của bộ phận này.
Cột mốc thứ 3: Bé đủ 9 tháng tuổi và có thể ăn thức ăn ở cả 3 thể: nhuyễn, lợn cợn và đặc
Bé đủ 9 tháng tuổi và có thể ăn thức ăn ở cả 3 thể: nhuyễn, lợn cợn và đặc.
Sau 3 tháng tập ăn dặm từ khi bé đủ 6 tháng tuổi, mẹ hãy bắt đầu cho bé làm quen với cấu trúc thức ăn đa dạng hơn ở cả 3 thể: nhuyễn, lợn cợn và đặc.
Lúc này, mẹ có thể nấu cháo nguyên hạt và cho bé ăn đặc lại để tập làm quen với việc cảm nhận hương vị thức ăn và nhai nuốt thay vì nuốt chửng như lúc trước.
Đây cũng chính là lúc bố mẹ sẽ thấy con mình đòi ăn các món mà người lớn đang dùng. Đừng quá khắt khe với bé trong chuyện này mà hãy nên để bé làm quen với nhiều hương vị khác nhau của thực phẩm. Song, cũng cần thiết phải dạy trẻ vào nếp ăn uống đúng giờ, đúng bữa.
Cần lưu ý, thức ăn đưa cho bé phải được ninh mềm hoặc đưa cả miếng to để bé gặm dần nhằm tránh tai nạn hóc.
Cột mốc thứ 4: Bé 11 tháng tuổi và khả năng ngồi ăn độc lập
Bé 11 tháng tuổi có thể ngồi ăn độc lập.
Đến độ tuổi này, bé đã có thể ngồi vững. Vì thế, mẹ hãy cho bé ngồi vào bàn ăn của riêng mình, dùng bữa cùng với gia đình vào một khung giờ nhất định. Mẹ sẽ phải học sự kiên nhẫn vì điều này sẽ tốt hơn cho thói quen ăn uống của trẻ về sau. Một lợi ích khác là bé sẽ dễ dàng tiêu hóa hơn nếu được cho ăn đúng giờ.
Cột mốc thứ 5: Sau 12 tháng tuổi bé nên thử các thực phẩm có thể gây dị ứng
Những loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao với trẻ nhỏ như sữa tươi, lạc, đậu nành, hải sản,… có thể cho bé ăn sau khi bước sang 12 tháng tuổi.
Những loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao với trẻ nhỏ như sữa tươi, lạc, đậu nành, hải sản,… có thể cho bé ăn sau khi bước sang 12 tháng tuổi. Nếu tiền sử gia đình không có người mắc dị ứng với các loại thực phẩm này, nguy cơ dị ứng của trẻ cũng sẽ rất thấp. Tuy nhiên, cần nhớ không nên cho ăn quá nhiều ở những bữa ăn thử đầu tiên. Hãy cho ăn từng chút một và xem phản ứng của trẻ trước khi cho tăng dần vào những bữa ăn sau. Trường hợp sau lần đầu tiên, bé có biểu hiện dị ứng hãy ngưng cho ăn một thời gian và sau đó bắt đầu lại. Nếu lặp lại khoảng 3 lần như vậy, bạn nên biết rằng đó là nguyên nhân gây dị ứng ở trẻ và cần tránh cho bé dùng chúng.
Cột mốc thứ 6: Bé từ 15-18 tháng tuổi nên bắt đầu tập dùng muỗng để đưa thức ăn vào miệng
Bé từ 15-18 tháng tuổi nên bắt đầu tập dùng muỗng.
Sau thời gian vào nếp với các giờ ăn đúng thời khóa biểu, bé bắt đầu tập làm quen với việc tự đưa thức ăn vào miệng bẵng muỗng. Có thể ban đầu bé sẽ vung vãi khắp bàn ăn khi phải tự mình điều khiển đôi tay như ý muốn nên mẹ cũng đừng quá cáu gắt mà sinh ra to tiếng quát nạt bé nhé!
Để dễ dàng hơn, ban đầu mẹ hãy thử cho bé tập với các món yêu thích. Có thể hướng dẫn bé cầm muỗng vào những bữa đầu và để bé tập dần cho đến khi thành thạo.
Nắm bắt được những cột mốc chuyển biến trong giai đoạn ăn dặm của bé sẽ phần nào giúp mẹ biết được những việc gì cần chuẩn bị và những gì cần làm sau đó. Đó sẽ là một kiến thức quan trọng để hỗ trợ mẹ chăm sóc con một cách khoa học và chủ động hơn.
Yeutre.vn (Tổng hợp)