5 nguyên tắc an toàn dinh dưỡng ngày Tết bà bầu không được phép quên

Chỉ còn vài ngày nữa là Tết, tuy vậy mẹ bầu không nên quên những nguyên tắc an toàn dinh dưỡng trong thai kỳ nhé.

banner ads

Dưới đây là 5 điều mẹ nên tuân thủ về chế độ dinh dưỡng để có một cái Tết thật trọn vẹn và ý nghĩa.

1. Loại bỏ một số thực phẩm không tốt

Một số đồ ăn, thức uống không bao giờ thiếu trong ngày Tết nhưng với bà bầu chúng không an toàn chút nào. Danh sách các món ăn sau mẹ nên tránh:

43516-1-7.jpg

Mẹ bầu nên tránh ăn nem.

banner ads

- Rượu, cà phê: Đừng vì vui mà uống một hay hai cốc rượu. Chúng có thể gây sẩy thai, ngộ độc.

- Nem chua, tré…: Những món ăn được chế biến từ thịt sống và lên men này tiềm ẩn những nguy cơ về sức khỏe đối với mẹ như nhiễm khuẩn Ecoli chẳng hạn

- Thức ăn xông khói hoặc nướng: Nhóm thực phẩm này có thể bị nhiễm độc khi nướng trên than gỗ hoặc các nhiên liệu đốt khác.

43515-1-9.jpg

Đồ nướng cũng không tốt cho mẹ bầu.

- Các món chiên rán: Đồ ăn nhiều dầu mỡ chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mẹ bầu. Nó khiến cho các chứng ốm nghén, nôn ói của mẹ bầu trầm trọng hơn.

- Các loại bánh kẹo ngọt: Bánh kẹo ngọt khiến mẹ bầu dễ đối mặt với chứng tiểu đường thai kỳ.

2. Những món không nên ăn nhiều trong ngày Tết

Ngoài những món không nên ăn kể trên, một số món ăn dưới đây mẹ bầu nên ăn ít để tránh gây hại cho sức khỏe.

- Bánh chưng: Nếu ăn nhiều bánh chưng mẹ bầu sẽ dễ bị đầy hơi, khó tiêu vì bánh được làm từ gạo nếp và thịt mỡ. Đặc biệt bà bầu bị béo phì hoặc cao huyết áp tuyệt đối không nên ăn loại bánh này. Nếu dùng bánh chưng mẹ bầu nên dùng bánh hợp vệ sinh.

- Dưa hành: Dưa hành sẽ không tốt cho bà bầu mắc các chứng như viêm loét dạ dày hay rối loạn tiêu hóa.

43513-1-6.jpg

Bánh chưng và mứt Tết mẹ bầu nên ăn ít.

- Lẩu: Mẹ không nên ưa chuộng món lẩu trong dịp Tết. Vì món lẩu thường khiến thức ăn không được nấu chín kỹ dẫn đến dễ nhiễm chứng giun sán. Lẩu có vị cay cũng sẽ ảnh hưởng đến đường ruột mẹ bầu.

- Mứt: Có khá nhiều loại mứt hấp dẫn trong ngày Tết như: mứt cà rốt, mứt dừa, mứt gừng, mứt tắc, mứt me,… nhưng mứt có lượng đường khá lớn vì vậy chúng không tốt cho sức khỏe bà bầu. Nếu muốn ăn mẹ nên chú trọng mua và sử dụng các sản phẩm mứt vệ sinh và có nguồn gốc rõ ràng để tránh ngộ độc thực phẩm.

3. Chú ý cân bằng khẩu phần ăn

Dù là ngày Tết nhưng khẩu phần ăn của bà bầu cũng nên đầy đủ các chất dinh dưỡng. Các bữa ăn ngày Tết thường nhiều chất béo, đạm , ít chất xơ dễ khiến cho mẹ bầu bị táo bón. Chính vì vậy mẹ nên chú ý đến khẩu phần ăn của mình để cân bằng các chất. Mẹ cũng nên tránh ăn quá nhiều những món ăn dầu mỡ hay đường để không tăng cân sau Tết nhé.

4. Tận dụng hoa quả, các loại hạt

43517-1-11.jpg

Các loại hạt trong ngày Tết là thực phẩm vàng cho mẹ bầu.

Thời điểm Tết cũng là lúc những loại quả hạt luôn có sẵn. Thay vì dùng các loại thực phẩm không có lợi cho thai kỳ mẹ bầu có thể tận dụng các loại quả hạt như hạt dưa, hạt bí, hạt hướng dương, nho khô, hạt óc chó,… để làm món ăn vặt cho mình và chống lại cảm giác thèm ăn.

Những loại hạt này giàu axit béo, vitamin, chất đạm, khoáng chất và đặc biệt không gây hại cho mẹ bầu. Để tránh hóa chất tẩm tạo màu, mẹ bầu nên dùng tay để tách hạt khi ăn.

5. Sẵn sàng khẩu phần riêng cho bà bầu

43514-1-12.jpg

Mẹ bầu nên chủ động chuẩn bị bữa ăn đủ dưỡng chất cho mình dù là trong ngày Tết nhé.

Sự xáo trộn giờ giấc sinh hoạt cũng như chế độ dinh dưỡng hàng ngày khi Tết đến có thể khiến cho “quy trình” ăn uống của mẹ bầu không được như hàng ngày. Do đó trong thời gian lễ hội này mẹ nên chuẩn bị sẵn thực đơn riêng cho mình.

Nếu mẹ phải đi xa để thăm viếng bà con hay đi du lịch thì nên chuẩn bị sẵn những thức ăn vặt để tránh cơn đói bất chợt không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI