5 cách giúp mẹ phát hiện con bị bạo hành ở trường

Cách đây không lâu, trường hợp các bé bị bạo hành ở trường mầm non tư thục Phương Anh (Q. Thủ Đức, TP.HCM) đã làm dấy lên sự bất bình, phẫn nộ trong dư luận. Điều đó cho thấy, không ít bậc phụ huynh vẫn chưa biết cách phát hiện con mình bị bạo hành ngay từ sớm.

banner ads

Đối với trẻ mầm non, nhất là trẻ chưa nói rõ hay nhút nhát, trẻ sẽ không thể tự nói là con bị đánh, mắng ở trường. Vì vậy, cha mẹ rất khó phát hiện. Dưới đây là những dấu hiệu giúp các bậc phụ huynh dễ biết tình hình của con ở trường cũng như kịp thời phát hiện những dấu hiệu trẻ bị bạo hành.

4756-tre-lo-lang.jpg

Khi bị bạo hành ở trường tâm lý trẻ thường lo lắng, bất an

1. Biểu hiện tâm lý

- Khi bị cô giáo đánh, la mắng hay ngược đãi, trẻ thường có biểu hiện tâm lý giống trầm cảm hoặc bị trầm cảm, lo âu, sợ hãi. Trẻ ngủ không ngon vào ban đêm, dễ giật mình, la hét. Trẻ có thể, lười ăn, dễ khóc, khi ăn dễ nôn trớ.

- Trẻ có biểu hiện sợ ăn, không chịu ăn, thậm chí còn nôn ọe dù trước đó trẻ không hề có biểu hiện này. Điều này cho thấy có thể ở trường trẻ bị ép ăn hoặc dọa nạt nên có xu hướng sợ mỗi khi ăn.

- Trẻ khó ngủ, ngủ không sâu, không ngon giấc, dễ giật mình, la hét, hay mớ.

- Trẻ có thể nghiến răng, cắn móng tay, thở nhanh, hồi hộp hoặc toát mồ hôi khi về nhà.

- Trẻ rất sợ đi học vì sợ gặp cô giáo, sợ bị phạt, bị dọa. Thường trẻ sẽ khóc lóc và không chịu vào lớp, đặc biệt, nếu nhìn thấy cô giáo, nỗi sợ càng tăng cao và trẻ khóc lớn hơn. Tuy nhiên, khi cô giáo yêu cầu trẻ nín trẻ sẽ tỏ ra sợ sệt và mếu máo. Lúc cô giáo đón trẻ vào lớp trẻ sẽ khóc thảm thiết và nhoài về phía cha mẹ.

2. Quan sát cơ thể con

Cơ thể con chính là bằng chứng cụ thể nhất về việc trẻ có bị bạo hành ở lớp hay không. Chỉ cần quan sát kỹ bàn tay, chân, cổ, mông, má của trẻ trước và sau khi đón trẻ về là cha mẹ có thể biết được chuyện gì đã diễn ra ở trường. Nếu xuất hiện vết bầm, tím, lằn thì cần phải xác nhận ngay lí do trẻ bị như vậy do té hay do đánh nhau với các bạn.

Trong trường hợp té hay đánh nhau mà cô giáo không thông báo cho cha mẹ biết thì cha mẹ cần phải lưu ý đặc biệt vấn đề này. Nếu có thể thì nên theo dõi trong một thời gian ngắn hoặc chuyển trường, khiếu nại nếu tình trạng con nặng hơn.

3. Trò chuyện với con

Lúc đón con, chở con về, ba mẹ hãy trò chuyện cùng trẻ, gợi cho trẻ kể xem hôm nay ở lớp có chuyện gì. Câu chuyện giữa 2 mẹ con có thể chỉ xoay quanh vấn đề trẻ ăn gì hôm nay, ăn được nhiều không, con được cô dạy những gì, con chơi với các bạn vui không, mai con có muốn đi học không,…? Có rất nhiều câu hỏi mà nhờ đó, bạn có thể biết trẻ được tình hình trẻ học ở lớp. Và cũng nhờ thường xuyên trò chuyện với con bạn sẽ biết được con có bị bạo hành hay không vì trẻ không biết nói dối.

4755-noi-chuyen-voi-con.jpg

Mẹ cần thường xuyên trò chuyện với con để biết con có bị bạo hành ở trường hay không

4. Chơi trò dạy học

Trẻ nhỏ thường bắt chước người lớn, trong đó có cô giáo vì vậy trò chơi này sẽ rất hợp với bé. Vì thế, phụ huynh sẽ cho trẻ đóng vai cô giáo, ba mẹ hoặc anh chị đóng vai học sinh. Thông qua những lời nói, nét mặt của bé khi dạy học, cách trẻ phạt học sinh làm sai, không chịu ăn… ba mẹ sẽ phần nào biết được cách dạy của cô giáo ở trường.

5. Bất ngờ ghé thăm con

Việc làm này sẽ khiến bạn có thể quan sát một cách khách quan tình hình diễn ra ở lớp của trẻ vì các thầy cô không hề có sự chuẩn bị trước để “dựng cạnh”. Khi mới cho con đi nhà trẻ, sau 1 tuần bạn có thể bất ngờ đến thăm con để biết con đang được học trong môi trường như thế nào. Thời gian sau này có thể cách xa nhau hơn.

Yeutre.vn

Cách bảo vệ con trước nạn bạo hành trường học

- “Chọn mặt gửi vàng”: Ba mẹ nên tìm hiểu, cân nhắc kỹ, lựa chọn cho con học ở trường có chứng chỉ rõ ràng, chất lượng, uy tín. Thông tin này, ba mẹ có thể tham khảo qua báo chí hoặc qua bạn bè, người thân.

- Trong đời sống hàng ngày, ba mẹ hướng dẫn cho con những kỹ năng để không gây phiền hà, bực bội tới người khác và cũng là để bảo vệ bản thân.

- Dành thời gian thường xuyên chơi, nói chuyện với con, lắng nghe con nói. Điều này sẽ giúp trẻ có thói quen tâm sự với ba mẹ, vì thế khi có bị cô giáo đánh, mắng, bạo hành, trẻ sẽ mách với ba mẹ ngay.

Đã có 1 người đánh giá Hữu Ích

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI