4 cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh an toàn bằng các loại lá và lưu ý dành cho mẹ

Cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh theo kinh nghiệm dân gian, trong đó có dùng bài thuốc từ các loại lá được rất nhiều mẹ áp dụng. Và dưới đây là 4 cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng các loại lá khá phổ biến các mẹ nên biết. Bên cạnh đó là một số lưu ý liên quan để mẹ chữa cho bé sao cho an toàn hiệu quả, các mẹ hãy cùng tham khảo nhé.  

banner ads
ham o tre
Tình trạng hăm ở trẻ sơ sinh. Ảnh Internet.

1. Cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh với 4 loại lá phổ biến

1.1 Chữa hăm bằng lá trầu không

  • Công dụng : Trong các bài thuốc trị hăm cho trẻ, lá trầu không thường được đề cập đầu tiên. Lá trầu là một loại lá quen thuộc với mọi người, đặc biệt là ở các vùng quê. Lá trầu được sử dụng với nhiều lợi ích khác nhau, có thể chữa bệnh hay kháng nấm. Theo nghiên cứu trầu có vị cay nồng và tính ấm, vào ba vị kinh phế, tỳ, vị. Trầu có tính năng hạ khí, chỉ khai, tiêu viêm, sát trùng (vi khuẩn và kí sinh trùng). Với những công dụng nêu trên, thì chỉ những lá trầu đơn giản cũng có thể giải quyết được tình trạng hăm ở trẻ sơ sinh, lại không mang ảnh hưởng gì cho trẻ. 
la trau tri dut diem
Lá trầu trị hăm cho trẻ sơ sinh được nhiều mẹ áp dụng hiệu quả. Ảnh Internet
  • Các bước thực hiện : Các mẹ chọn từ khoảng 3 – 4 lá trầu, chọn lá trầu tươi xanh, không úa, không sâu. Rửa sạch lá trầu rồi ngâm với nước muối loãng để kháng khuẩn. Tiếp đến các mẹ cho nước ngập lá trầu và đun sôi lên. Tiếp theo, dùng khăn sạch giặt ướt bằng nước trầu để nguội, nhẹ nhàng thấm lên các nếp gấp, vùng da bị hăm của bé. Nên làm một ngày khoảng ba lần, chắc chắn giúp trị hăm cho bé hiệu quả.

1.2 Chữa hăm cho bé bằng lá khế

  • Công dụng : Lá khế cũng là một phương thuốc dân gian để chữa hăm cho bé mà đôi khi các mẹ ít người biết đến tác dụng này của lá khế. Lá khế là một loại lá lành tính, rất mát và có tính sác khuẩn. Người ta thường sử dụng lá khế để nấu nước uống cho mát, đặc biệt là vào ngày hè. Ngoài ra, lá khế còn được biết với công dụng trị rôm sảy, dị ứng và cả chữa hăm cho trẻ.
la khe than duoc
Lá khế, thần dược trị hăm cho bé. Ảnh Internet
  • Cách sử thực hiện : Mẹ chỉ cần lấy nắm lá khế (lá xanh, không quá già hoặc quá non) rửa sạch, ngâm vào nước muối loãng khoảng 15 phút để cho hết bụi bẩn. Sau đó vẩy khô, giã nát cùng chút muối, cho khoảng 1 lít nước vào khuấy đều lên. Dùng dụng cụ lọc, lọc lấy nước sau đó lấy khăn mỏng lọc lại lần nữa. Dụng cụ cần làm, các mẹ nên khử trùng trước. Mẹ có thể để phần da bị hăm của bé tiếp xúc trực tiếp với phần nước đã lọc rồi hoặc dùng một cái khăn, nhúng vào nước ấy và lau vào phần da bị hăm của bé.

1.3 Chữa hăm cho bé bằng trà xanh

  • Công dụng : Trà là một trong những thảo dược đa năng, nó vừa giúp mẹ chống lão hóa , vừa trị hăm cho bé rất hiệu quả. Có thể dùng trà túi hoặc trà xanh.
tra xanh tri dut diem
Trà - trị dứt điểm hăm cho bé. Ảnh Internet 
  • Cách thực hiện : Tinh chất tannin có trong trà khô giúp phần da đang bị tổn thương của bé có thể được phục hồi và khô thoáng, các mẹ có thể sử dụng những túi trà để trong bỉm hay tã của bé sơ sinh. Còn đối với trà xanh để trị hăm cho bé , mẹ có thể sử dụng nước trà xanh để tắm cho con hoặc có thể phun trực tiếp nước trà xanh vào phần da bị hăm ấy, chất Lyzozym giúp sát trùng da và loại bỏ những vi khuẩn gây bệnh bám trên da,

1.4 Chữa hăm bằng các lại cây khác

1.4.1 Cây mã đề
  • Công dụng và cách thực hiện : Loại cây này chữa hăm cho trẻ rất tốt, cách thực hiện lại vô cùng đơn giản và dễ làm. Dùng một ít lá mã đề tươi, rửa sạch, ngâm qua nước muối để ráo rồi vò nát sau đó thoa nhẹ nước lên da bé. Nước cây mã đề có tác dụng làm dịu da và hàn gắn những tổn thương trên da do hăm gây ra.
ma de chong ham
Mã đề chống hăm cho bé. Ảnh Internet
1.4.2 Cây cỏ sữa

Công dụng: Cây cỏ sữa lá nhỏ là vị thuốc có tính hàn, vị nhạt, hơi chua, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu, kháng khuẩn, thông huyết, thông sữa. Dung dịch cỏ sữa có chứa các thành phần dược tính có tác dụng ức chế sự sinh sản của các loại vi trùng lỵ và các chủng vi khuẩn tụ cầu vàng, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây viêm da, gây hăm da. Nhờ những công dụng ấy, mà các mẹ có thể sử dụng cỏ sữa để chữa hăm cho con.

cay co sua la nho
Cây cỏ sữa lá nhỏ, mẹ an tâm sử dụng cho bé. Ảnh Internet
  • Các bước thực hiện : Lấy khoảng 5-7 cây cỏ sữa lá nhỏ đem rửa thật sạch, để ráo rồi đem giã nát, chắt lấy nước. Sau đó dùng khăn mềm nhỏ đem thấm vào dung dịch cỏ sữa vừa giã được thấm và thoa nhẹ nhàng vào vùng da bị hăm của trẻ. Hoặc các mẹ có thể đun sôi nước và cỏ sữa, để nguội rồi dùng khăn lau nhẹ lên vùng da của bé.
1.4.3 Búp ổi non

Công dụng : Công dụng của búp ổi non mang lại sẽ khiến các mẹ vô cùng bất ngờ. Búp ổi non có chứa rất nhiều thành phần tanin (chứa khoảng 10% chất tanin) – chính hợp chất này có tác dụng diệt khuẩn và chống viêm tốt, giúp điều trị tốt các tổn thương của bệnh hăm da. Ngoài ra búp ổi non còn chứa nhiều tinh dầu (chủ yếu là caryophyllene, β-bisabolene, β-selinene, nerolidiol, oxit caryophyllene, Sel-11-en-4a-ol và eugenol…có tác dụng giữ ẩm, làm ẩm vùng da hăm, hỗ trợ điều trị hăm da hiệu quả hơn.

bup oi non cay nha la vuon
Búp ổi non, cây nhà lá vườn trị hăm hiệu quả. Ảnh Internet
  • Cách thực hiện  : chọn những búp ổi non xanh, không bị sâu. Rửa sạch rồi để ráo, sau đó mình đun sôi, để nguội rồi lấy khăn khô để rửa vùng da của bé bị hăm.

2. Một số lưu ý cho việc chữa hăm cho trẻ

Những cách chữa hăm ở trên sẽ không làm mẫn cảm với làn da mỏng manh của bé. Ngoài ra các mẹ cũng cần nên lưu ý một số điều sau để bé không bị hăm thường xuyên: 

  • Luôn để cho da trẻ khô thoáng, tránh ẩm ướt để các vi khuẩn có cơ hội xâm nhập làm tổn thương da của bé (đặc biệt là khi mới tắm, rửa cho bé)
  • Thay tã thường xuyên
  • Chỉ nên dùng tã vải cho bé sơ sinh trong thời gian con bị hăm
  • Vệ sinh sạch sẽ mỗi lần thay
  • Dùng thuốc dạng mỡ chống hăm tã
  • Bảo vệ da bé bằng cách chọn quần áo cho bé có chất liệu mềm và thoáng.

Để cho da bé luôn khỏe mạnh và không bị hăm, các mẹ nên lưu ý phòng và biết cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả như trên để bỏ túi nhé. Như thế, mẹ chủ động giúp bé không bị khó chịu và các mẹ cũng yên tâm hơn. Chăm sóc chu đáo và kĩ lưỡng những vùng da nhạy cảm của bé chính là cách giúp bé không còn bị hăm da và luôn thoải mái khỏe mạnh.  

Chi Lê tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI