2 nhóm kỹ năng sống cần thiết nên rèn cho học sinh tiểu học

Kỹ năng sống giúp trẻ thành thục, tự tin, chủ động, linh hoạt trong mọi tình huống của cuộc sống. Tuy vậy, với trẻ ở độ tuổi tiểu học, ba mẹ nên dạy cho con những kỹ năng sống gì?

banner ads

8158-yeutrevn-ky-nang-2.jpg

Chú ý rèn luyện các kỹ năng sống cần thiết khi trẻ còn nhỏ sẽ giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong cuộc sống. Ảnh minh họa

Phân loại kỹ năng sống ở trẻ

Kỹ năng sống được chia thành 2 loại: Kỹ năng cơ bản và kỹ năng nâng cao.

Kỹ năng cơ bản: Nghe, nói, đọc, viết, múa, hát, đi, đứng, chạy, nhảy…

Kỹ năng nâng caolà sự kế thừa và phát triển các kỹ năng cơ bản dưới một dạng thức mới hơn gồm: Các kỹ năng tư duy logic, sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều, phân tích, tổng hợp, so sánh, nêu khái niệm, đặt câu hỏi…

Ở độ tuổi tiểu học, trẻ cần được tôi luyện các kỹ năng cơ bản, còn với các lớp cuối cấp, kỹ năng nâng cao nên được đan xen vào.

2 nhóm kỹ năng cơ bản cần dạy trẻ

Nhóm kỹ năng giao tiếp – hòa nhập cuộc sống:

- Dạy con biết giới thiệu về bản thân, gia đình, trường lớp và bạn bè thầy cô giáo.

- Dạy con biết chào hỏi lễ phép trong nhà trường, ở nhà và ở nơi công cộng.

- Dạy con biết nói lời cảm ơn, xin lỗi. Thực tế, kỹ năng này trẻ cũng đã được học ở môn đạo đức, nhưng khi áp dụng vào thực tế nhiều trẻ lại không có thói quen chào hỏi người lớn, cảm ơn và thậm chí không biết nhận lỗi, xin lỗi khi mình làm sai.

8157-yeutrevn-ky-nang-1.jpg

Khi trẻ sai, cần nhẹ nhàng dạy bảo khuyên răn trẻ. Ảnh minh họa

- Dạy con biết phân biệt đúng - sai, đây là kỹ năng rất cần thiết trong cuộc sống nhưng không phải trẻ nào cũng đủ nhận thức để biết nếu ba mẹ không chú ý rèn luyện thường xuyên cho con.

Nhóm kỹ năng trong học tập, lao động – vui chơi giải trí:

- Các kỹ năng nghe, đọc, nói, viết, kỹ năng quan sát, đưa ra ý kiến chia sẻ trong nhóm.

- Kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung.

- Kỹ năng kiểm soát tình cảm – kỹ năng kiềm chế thói hư tật xấu, sở thích cá nhân có hại cho bản thân và người khác.

- Kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập vui chơi và lao động.

Hoạt động hỗ trợ

Văn hóa nghệ thuật: Hoạt động này gồm nhiều thể loại như hát, múa, thi kể chuyện, đóng kịch... Tham gia những hoạt động này sẽ giúp trẻ mạnh dạn và tự tin hơn trước đám đông. Đây là hoạt động quan trọng, không thể thiếu trong sinh hoạt tập thể của trẻ nhất là ở cấp tiểu học.

Vui chơi giải trí, thể dục:Đối với học sinh cấp tiểu học, vui chơi, giải trí là nhu cầu thiết yếu vì nó vừa giúp trẻ thư giãn sau những giờ học căng thẳng, vừa giúp trẻ rèn luyện một số phẩm chất khác như: nâng cao tinh thần đoàn kết, giúp trẻ có tính tổ chức, kỷ luật, trách nhiệm...

8159-yeutrevn-ky-nang-3.jpg

Các hoạt động vui chơi giải trí giúp trẻ vừa thư giãn vừa rèn luyện phẩm cách. Ảnh minh họa

Hoạt động xã hội : Việc tham gia các hoạt động xã hội bước đầu sẽ giúp trẻ hiểu thêm về xã hội, con người từ đó giúp trẻ được hồi dưỡng thêm về nhân cách, lòng thương người, sự cảm thông, sẻ chia. Đây là một hoạt động tuy khó nhưng mang ý nghĩa vô cùng to lớn.

Lao động công ích:Thông qua lao động công ích sẽ giúp trẻ gắn bó với đời sống xã hội, có trách nhiệm, hiểu thêm về giá trị lao động, từ đó có ý thức lao động lành mạnh. Ngoài ra, lao động công ích còn giúp trẻ vận dụng kiến thức vào đời sống như: Trực nhật, vệ sinh lớp học, sân trường, làm đẹp bồn hoa, cây cảnh cho đẹp trường, lớp...

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI