“Có sinh con rồi mới hiểu lòng cha mẹ”. Tưởng chừng những giờ phút “vượt cạn” đã vật vã, gian khổ lắm rồi; nhưng đến lúc con cất tiếng khóc chào đời phải chăm lo từng li từng tí, bạn mới thấu hiểu hết nỗi vất vả, khó nhọc khi mẹ nuôi mình như thế nào. Cùng tìm hiểu xem các mẹ sẽ cảm thấy những gì trong tuần đầu sau sinh nhé!
Cho con bú là điều tự nhiên nhưng những ai lần đầu làm mẹ phải mất khoảng 6 tuần mới có thể cho con bú một cách thoải mái. (ảnh minh họa)
1. Đã biết được “giấc ngủ là điều xa xỉ”
Trẻ sơ sinh ngủ khoảng 20 giờ mỗi ngày, nhưng giấc ngủ lại không sâu, chỉ kéo dài từ 1 tới 4 tiếng đồng hồ. Vì thế, các mẹ nên tranh thủ chợp mắt cùng lúc các bé ngủ, vừa lấy lại sức sau sinh mà vẫn đảm bảo việc bỉm sữa cho các bé mỗi ngày.
2. Con ơi đừng khóc!
Trẻ sơ sinh trong tuần đầu thường giữ thói quen khi còn trong bụng mẹ và khóc bất cứ khi nào. Các mẹ không cần quá lo lắng, mà thay vào đó hãy để con nằm trong thế giống khi còn trong bụng mẹ rồi dần thay đổi sao cho thích hợp với môi trường mới. Ngoài ra, đói, gắt ngủ hay khó chịu cũng là biểu hiện thường thấy ở các bé khi khóc.
3. Cho con bú
Cho con bú là điều tự nhiên nhưng những ai lần đầu làm mẹ phải mất khoảng 6 tuần mới có thể cho con bú một cách thoải mái. Trong những ngày đầu, các mẹ nên nhờ người đã có kinh nghiệm quan sát cách cho con bú để nhận xét và rút kinh nghiệm lần sau. Trẻ sơ sinh bú khoảng 14 lần mỗi ngày, với chu kỳ từ 1 – 4 giờ mỗi lần. Dù bộ phận tiêu hóa chưa phát triển đầy đủ, nhưng ở thời điểm này, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu nhất để nuôi dưỡng cơ thể bé.
4. Tắm cho bé yêu
Vệ sinh tắm rửa cho bé trong tuần đầu tiên rất quan trọng nhưng lại khiến rất nhiều mẹ lo lắng. Tương tự như việc cho con bú, tắm cho bé cũng cần được làm quen và thực hành để tự tin hơn. Các nẹ không cần tắm cho bé mỗi ngày mà chỉ cần lau sạch sẽ người bằng khăn mềm với nước ấm và xà bông dành cho bé, xen kẽ với những ngày tắm rửa kỹ lưỡng. Nên nhớ, tất cả thao tác phải thực hiện thật nhẹ nhàng và giữ vùng quanh rốn luôn khô ráo.
5. Thay tã cho con
Cách quấn tã cho trẻ sơ sinh không phải mẹ nào cũng biết, đặc biệt đối với các mẹ sinh con so rất hay lúng túng trong chuyện này. Tuy nhiên, các mẹ sẽ sớm quen với việc bỉm sữa trong những ngày đầu. Điều khiến các mẹ lo lắng nhất chính là nhìn thấy màu phân của trẻ. Nếu là phân nâu hay hơi xanh, vàng thì hoàn toàn bình thường, bạn chỉ đưa con đến bác sĩ khi phát hiện trong phân của bé có màu đỏ. Số lần thay tã trong ngày dao động từ 4 đến 8 lần. Nếu em bé của bạn ngày càng đi đại tiện thường xuyên hơn có nghĩa là bé đang phát triển tốt.
6. Chuyển mình cũng thấy đau
Dù đã chuẩn bị tâm lý sẵn sàng nhưng rất nhiều mẹ vẫn khá lúng túng khi được đưa ra khỏi phòng đẻ. Mệt mỏi, đau đớn là những biểu hiện dễ thấy đối với bất kỳ cơ thể người mẹ nào sau sinh. Thế nhưng, bạn cũng không cần quá lo lắng về điều này, bởi cơ thể bạn sẽ tự cân đối và trở lại sau một khoảng thời gian kiêng cữ nhất định. Tốt nhất bạn nên nhờ người thân giúp đỡ trong những ngày đầu, tránh tình trạng kiệt sức gây nguy hiểm tới sức khỏe, mà còn ảnh hưởng tới con nhỏ.
8. Tận hưởng niềm vui làm mẹ
Bên cạnh những đau đớn, mệt mỏi thì niềm vui khi tận mắt nhìn đứa con 9 tháng 10 ngày mình mang nặng cũng tăng lên gấp bội. Gần như tuần đầu tiên sau sinh, các mẹ luôn cảm thấy đau nhức khăp cơ thể, nhưng bù lại, được nằm cạnh con, âu yếm và chăm nựng con. Các mẹ nên trân trọng những khoảnh khắc đáng quý này, để tận hưởng niềm vui làm mẹ, xua đi những lo lắng, phiền muộn không đáng có.
Bên cạnh những đau đớn, mệt mỏi thì niềm vui khi tận mắt nhìn đứa con 9 tháng 10 ngày mình mang nặng cũng tăng lên gấp bội. (ảnh minh họa)
9. Khuyến khích ông xã cùng chăm con
Không ít trường hợp ông xã chỉ ghé nhìn con, thơm nựng một chút rồi quay lại với công việc của mình. Tốt nhất, bạn nên trao đổi thẳng thắn và hướng dẫn, chia sẻ những kinh nghiệm với ông xã bởi họ khá vụng về trong việc chăm sóc con cái. Nếu một trong hai người có vấn đề về sức khỏe, hãy để một nửa của mình nghỉ ngơi và tránh gần con, đặc biệt trong trường hợp mắc bệnh lây nhiễm.
10. Chú ý tới việc kiêng cữ
Các mẹ cần chú ý từ việc ăn uống, vệ sinh cơ thể cho tới ngủ nghỉ, nhất là tuần đầu sau sinh. Tuy nhiên, tất cả phải thực hiện theo chế độ khoa học, và theo chỉ dẫn của bác sỹ. Sau khi sinh, cơ thể người mẹ thiếu nhiều chất dinh dưỡng nhất vì đã mất nhiều năng lượng, máu và nước trong quá trình mang thai cũng như sinh nở. Trên nguyên lý ngày, các hãy lập thực đơn cho mình thật hợp lý để bổ sung những dưỡng chất cần thiết. Bên cạnh đó, cử động nhẹ nhàng và vệ sinh sạch sẽ đúng cách sẽ giúp cơ thể các mẹ tránh được các bệnh sau sinh không đáng có.
11. Khách ghé chơi đông hơn Tết
Đây là trường hợp không thể tránh khỏi đối với các bà mẹ. Cơ thể suy nhược sau sinh cùng tình trạng thiếu ngủ sẽ khiến các mẹ không còn đủ sức để trò chuyện. Hẳn bà mẹ nào cũng cảm thấy rất tự hào và muốn "khoe” thành viên mới của gia đình cho mọi người biết, nhưng điều quan trọng ở đây là quản lý lượng khách đến thăm ra sao để bạn không mất nhiều sức mới là điều quan trọng.
Theo Khám Phá