10 điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh mẹ không nên bỏ qua

Điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh có lẽ là chủ đề mà các bà mẹ đều muốn tìm hiểu. Việc này xuất phát từ mong muốn con được khỏe mạnh và được bảo vệ tốt nhất của mẹ. Chúng ta có thể nhận được nhiều lời khuyên từ những “nguồn” khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh và môi trường sống của mình. Điều này giúp mẹ chăm sóc bé tốt hơn. Và, dưới đây là 10 lưu ý tiêu biểu mà mẹ có thể tham khảo.  

banner ads
Mẹ bế bé sơ sinh
Chăm sóc trẻ sơ sinh mẹ cần lưu ý nhiều điều. Ảnh Internet 

1. 10 điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh

1.1. Em bé có thể trông hơi “buồn cười” – đây là điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh đầu tiên

Khi có thai, chúng ta thường tưởng tượng ra một em bé xinh xắn, mũm mĩm đáng yêu. Nhưng trên thực tế, khi mới sinh ra bé sẽ trông hơi buồn cười, khác với mong đợi của mẹ. Bé có thể:

  • Có một chiếc đầu hơi méo do phải đi qua đường âm đạo của mẹ trong quá trình sinh nở (nếu mẹ sinh thường .)
  • Có một lớp lông tơ mỏng, mịn bao phủ cơ thể. Lớp lông này còn được gọi là lanugo giúp bảo vệ cơ thể bé trong môi trường nước ối khi còn trong tử cung.
  • Da và khuôn mặt nhăn nheo.
  • Đôi mắt thường nhắm nghiền, vì bé hầu như ngủ suốt ngày.

Đây là những biểu hiện rất bình thường của một em bé sơ sinh trong những ngày đầu mới ra khỏi bụng mẹ. Chúng sẽ dần biến mất trong vài tuần và em bé sẽ trở nên vô cùng đáng yêu đúng như mẹ chờ đợi. Chính vì vậy, đây là điều đầu tiên cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh mẹ hãy nhớ để đừng quá ngạc nhiên nhé. 

Em bé mới sinh
Em bé mới sinh có thể trông hơi buồn cười, không mũm mĩm như mẹ mong đợi. Ảnh: BabyCenter 

1.2. Bạn đừng quá mong đợi nụ cười hay tiếng bi bô của bé cho đến ít nhất 6 tuần tuổi

Đây chính là điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh thứ hai mẹ hãy ghi nhớ để tránh bị thất vọng. Cho đến mốc 6 tuần tuổi của bé, bạn chỉ phục vụ cho một “ông sếp nhỏ” hầu như chỉ biết phàn nàn mà thôi.

Để có thể vượt qua cảm giác mệt mỏi kiệt sức trong khi không nhận được một nụ cười động viên từ “ông chủ”, bạn hãy nghĩ đến điều này: “Nỗ lực của bạn không hoàn toàn bị “ngó lơ” trong những ngày đầu mới mẻ này. Em bé đang ngày càng cảm nhận được sự gần gũi với bố mẹ, con đang phát triển sự gắn bó với bạn và rất thích được bạn ôm ấp.

1.3. Điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh thứ tư: hãy tắm “khô” cho tới khi bé rụng rốn

Một điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh khá quan trọng trong những ngày đầu đó là bạn nên tắm khô cho bé tới khi rốn con tự rụng. Vì vùng rốn của bé càng được giữ khô thì rốn con càng mau lành và nhanh tự rụng.

banner ads

Trẻ sơ sinh vốn cũng không cần tắm nhiều, chỉ khoảng 2 lần một tuần là đủ. Thông thường, rốn của bé sẽ tự rụng trong vòng hai tuần đổ lại. Nếu nó bị ướt, bạn hãy thấm khô. Nếu bé bị chảy một chút máu khi rốn rụng cũng là bình thường, bạn đừng quá lo lắng nhé. 

Mẹ cầm chân bé
Mẹ hãy tắm khô cho bé khi con chưa rụng rốn. Ảnh Internet 

1.4. Bạn đừng quá lo lắng khi chạm vào thóp của bé

Chúng ta thường không dám chạm vào thóp trẻ sơ sinh vì nó có vẻ rất mỏng manh. Trên thực tế, đây là điểm vô cùng kì diệu của tạo hóa vì “thiết kế” các mảnh xương sọ với khe hở có thể chồng lên nhau, sẽ giúp đầu của bé đi qua đường âm đạo của mẹ dễ dàng hơn. Đồng thời, các khe hở này cũng tạo khoảng trống cho não bộ của bé tiếp tục phát triển.

Bạn có thể thấy vùng thóp của bé phập phồng vì nó nằm trực tiếp trên các mạch máu bao phủ não. Bạn đừng quá lo lắng khi vô tình chạm vào vùng thóp của bé. Vì việc đụng chạm vào trong quá trình chăm sóc con là không thể tránh khỏi.

Bạn chỉ cần chú ý khi thóp của bé bị sưng phồng, bị xẹp kèm theo sốt. Đây có thể là biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng. 

Bố đỡ đầu em bé
Bạn không nên quá lo lắng khi vô tình chạm vào thóp của bé. Ảnh: Smartparents 

1.5. Một điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh đó là bé sẽ cho bạn biết khi nào con đã no

Trẻ sơ sinh cần ăn mỗi 2 – 3 giờ. Tuy nhiên nếu bạn cho bé bú mẹ , bạn sẽ khó biết được con đã ăn được bao nhiêu. Lúc này cân nặng của bé sẽ được dùng để đánh giá sự phát triển của con trong những ngày mới chào đời.

Trẻ sơ sinh sẽ mất khoảng 5 – 8 % trọng lượng cơ thể trong tuần đầu tiên. Nhưng bé sẽ tăng cân trở lại trong tuần thứ hai.

Bạn cũng có thể đếm số tã dơ của bé để biết được lượng sữa con hấp thụ. Trong một vài ngày đầu tiên, lịch trình của bé có tể chưa ổn định. Nhưng sau đó, bạn sẽ thấy bé tè ướt tã 5 – 6 lần một ngày và ị ít nhất 2 lần một ngày.

1.6. Da bé bị khô cũng là điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Một điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh đó là da bé có thể bị khô. Nếu bạn ngâm mình trong chất lỏng chín tháng sau đó liên tục tiếp xúc với không khí, thì chắc chắn bạn cũng bị khô da. Bạn không cần phải làm gì đối với tình trạng này của bé. Tuy nhiên, nếu bạn lo lắng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để tìm một loại kem dưỡng ẩm không có mùi thơm, dành riêng cho trẻ sơ sinh. Các vết ban hồng, hăm tã, hoặc thậm chí là mụn cũng có thể xuất hiện. Bạn đừng quá bất ngờ nhé. 

Bé nắm tay mẹ
Bạn nên lưu ý chăm sóc da cho bé. Ảnh Internet 

1.7. Bạn không cần phải “chôn chân” ở trong nhà

Bạn không nhất thiết phải chôn chân ở trong nhà trong những tuần đầu mới sinh. Nhưng quan tâm đến sự an toàn của bé là điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh.

Bạn hãy giữ bé tránh nắng, những người bị ốm, và đám đông khi cùng con ra ngoài.

Bạn cũng nên dạy các trẻ lớn chỉ chạm vào bàn chân bé thay vì tay hay mặt để tránh lây truyền virus (nếu có).

Bạn cũng có thể huấn luyện để bé trở thành người quản lý về vấn đề vệ sinh. Bất kì người lớn nào cũng sẽ vui vẻ khi nghe trẻ nói “Hãy rửa tay trước khi chạm vào em bé nhé”.

1.8. Em bé khóc rất nhiều – đó là cách giao tiếp của con

Khóc là tất cả những gì trẻ sơ sinh có thể làm để báo cho bạn biết mọi thứ: con đói, con muốn thay tã, con muốn được ôm ấp vỗ về,…

Ban đầu, bạn sẽ thấy bối rối và không biết khi nào bé đói hay khi nào bé ị. Nhưng dần dà, bạn sẽ học và phân biệt được tiếng khóc báo hiệu của trẻ và dễ dàng trở thành chuyên gia hiểu con đấy. 

Trẻ sơ sinh khóc rất nhiều
Trẻ sơ sinh khóc rất nhiều – đây là cách bé giao tiếp với bạn và mọi thứ xung quanh. Ảnh: Parents 

1.9. Em bé ngủ rất nhiều nhưng thời gian mỗi giấc khá ngắn

Đây là điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh mà bạn không nên bỏ qua. Trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều, nhưng mỗi giấc ngủ lại khá ngắn từ 30 phút đến 2 – 3 tiếng. Cộng với việc trẻ ăn mỗi 2 – 3 giờ một lần, bạn có thể thấy mệt mỏi, kiệt sức.

Từ 3 tháng tuổi, trẻ đã có thể ngủ giấc dài hơn vào ban đêm. Bạn hãy giúp trẻ phân biệt ngày đêm, đừng để trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày. Vào ban đêm bạn hãy để trẻ ngủ thẳng giấc nếu con muốn.

1.10. Giai đoạn sơ sinh của bé sẽ trôi qua rất nhanh

Đây là điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh quan trọng mà mẹ hãy ghi nhớ. Bạn có thể sẽ thấy rất mệt mỏi, kiệt sức, căng thẳng, cô đơn trong những ngày đầu chăm con. Tuy nhiên, giai đoạn sơ sinh của bé sẽ trôi qua rất nhanh. Vì vậy bạn hãy thả lỏng và tận hưởng khoảng thời gian quý báu này. 

Ba mẹ ngắm bé sơ sinh
Giai đoạn sơ sinh của bé sẽ trôi qua rất nhanh, bạn hãy cố gắng tận hưởng thời gian quý báu này. Ảnh Internet 

2. Bạn nên nhận sự giúp đỡ trong thời gian đầu chăm bé

Những tuần đầu sau sinh sẽ khá vất vả vì bạn có ít thời gian nghỉ ngơi trọn vẹn. Vì vậy, bạn hãy tranh thủ sự giúp đỡ của mọi người xung quanh. Ông xã, người thân, bạn bè đều có thể hỗ trợ bạn một công việc nào đó. Bạn hãy phân chia những việc cần thiết cho mọi người một cách phù hợp, đặc biệt đối với việc đi chợ, mua sắm đồ đạc, nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa.

Riêng việc chăm con, bạn hãy để ông xã cùng “tham gia” với bạn. Hãy để anh ấy thay tã, chơi với con,…và bạn có thể nghỉ ngơi một chút trong thời gian đó.

Nuôi con là một quá trình lâu dài và sơ sinh chỉ là giai đoạn khởi động. Bạn không cần (và cũng không nên) ôm đồm tất cả mọi việc, vì nó sẽ khiến bạn nhanh chóng kiệt sức. 

Bạn hãy để ông xã chia sẻ việc chăm sóc con
Bạn hãy để ông xã chia sẻ việc chăm sóc con. Ảnh: Raising Children Network 

Điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh không chỉ gói gọn trong những việc trên. Nó còn gồm vô số thứ mà bạn sẽ nhận thấy và rút ra trong quá trình chăm bé. Bạn có thể lo lắng, sợ hãi, thậm chí tức giận với bản thân trong quá trình chăm con. Nhưng bạn sẽ thấy rằng mình nhanh chóng bắt kịp lịch trình của bé và trở thành những bậc phụ huynh chuyên nghiệp. Bạn đừng ngại tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia khi có bất kì câu hỏi hay vấn đề gì để nhận được sự giúp đỡ cần thiết nhé.

Theo Parents

Lily Nguyễn lược dịch

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI