Con dâu là oshin trong nhà
Từ ngày về làm dâu, chị Thanh Thủy (Q.Thủ Đức, TP.HCM) lòng đầy tâm sự nhưng không dám tỏ cùng ai, phần vì chị nghĩ mình mới về nhà chồng chưa được bao lâu mà đã sinh sự, phần chị nghĩ phận dâu con nên phải học chữ "Nhẫn", học cách kiềm chế và trên hết là học cách làm một người vợ, người con hiếu thảo trong gia đình.
Từ ngày về làm dâu lòng chị đầy tâm sự
Nói ra thì cũng chẳng có vấn đề gì quá to tát phức tạp. Gia đình anh thuộc gia đình nề nếp gia giáo, bộ mẹ anh làm công chức về hưu và một cô em đang học đại học. Nhà cửa, kinh tế không phải là gánh nặng của vợ chồng chị, mà tất cả mọi sự khó chịu, bứt rứt đều xuất phát từ những chuyện tủn mủn không đáng có. Gia đình anh quan niệm, con dâu phải là người lo hết công việc nhà. Dù công việc có bồn bề như thế nào, chị cũng phải tranh thủ về sớm trước 5 giờ để lo cơm nước cho gia đình chồng.
Có hôm không thể thoát ra khỏi đống công việc, về nhà hơi muộn, chị vẫn ngao ngán với căn bếp lạnh ngắt, trong khi đó cả nhà vẫn nằm vắt vẻo xem ti vi. Nhưng phận làm con, chị không một lời than thở, vẫn lụi cụi chuẩn bị nhanh buổi tối cho cả nhà một mâm cơm tươm tất nhất. Thế nhưng có lẽ mọi cố gắng của chị không được mọi người trong nhà ghi nhận, mà thay vào đó là cái thái độ hay soi mói của mẹ chồng xe m con dâu có biết nấu nướng không. Bữa nào cơm ngon canh ngọt thì không ai khen một tiếng mà chỉ nghe tiếng khua đũa cặm cụi ăn của cả nhà. Nhưng hôm nào đắng miệng nhạt mồm chị lỡ tay nêm không chuẩn thì y như rằng mọi người sẽ khó chịu ra mặt ngày.
Ngoài chuyện cơm nước ra, ngày nào đi làm về chị cũng phải dọn dẹp, lau chùi tới khuya mới xong. Nhà thì rộng thênh thang mà không ai lau dọn. Nhiều lúc đi làm về mệt, chị chỉ muốn ngả lưng và ngủ một giấc thật ngon như thời còn ở nhà mẹ đẻ, nhưng chị không thể làm được. Chị có cảm giác xa lạ trong chính ngôi nhà của mình mình đang sống. Chị còn nhớ mãi cái cảm giác lạnh người khi mỗi lần nhà nhận hóa đơn tiền điện nước, mẹ cứ chép miệng “Sao dạo này điện nước nhà mình xài hao thế? Từ ngày nhà thêm người là mọi thứ cứ tăng lên vù vù”. Chị nghe được những điều ấy mà lòng như chết lặng. Từ ngày nghe mẹ nói vậy, chị càng trở nên e dè hơn, không dám mở vòi nước to khi rửa bát hay thắp điện khuya dù công việc chị cần thức khuya để làm việc.
Chồng chị vẫn biết vợ mình không thoải mái nhưng chỉ dám an ủi thế thôi vì anh không muốn chỉ vì chuyện nhỏ mà gây ra mâu thuẫn gia đình. Giúp đỡ vợ lại càng không vì mẹ không thích con trai bảnh tỏn của mình làm những việc của đàn bà. Tiền lương của chồng đưa về cho vợ, mẹ cũng không vừa lòng. Mẹ bảo: “Nuôi con lớn khôn, giờ lấy vợ, vợ nó hưởng, mẹ có được gì đâu”. Dù rằng bố mẹ vẫn có tiền hưu nhưng tháng nào tôi cũng biếu mẹ tiền tiêu vặt, nhưng mẹ vẫn tỏ ra ấm ức, không hài lòng với con dâu.
Trách nhiệm, nghĩa vụ thì thế đó, chị lại có nghề nghiệp có thu nhập nhưng khi mua sắm thứ gì trong nhà, chị cũng phải hỏi ý kiến của bố mẹ. Bố mẹ đồng ý chị mới dám mua. Nhiều khi chị thấy mọi thứ trong nhà bố trí không được hợp lý, cũng muốn thay đổi, sắm sửa cho nhà cửa đẹp đẽ hơn nhưng không dám vì có lần mẹ chồng đã đánh tiếng "Nhà tôi lâu nay quen sống vậy rồi, và mọi thứ vẫn tốt". Vậy là chị chỉ biết lặng lẽ im lặng không dám thêm bốt tiếng gì nữa.
Con dâu giống... người dưng
Chị Thủy bảo nhớ lại những ngày tháng đó chị vẫn còn rùng mình, cái cảm giác sống trong không khí lạnh lùng, soi mói và không có sự cảm thông mặc dù lúc nào chị cũng tạo ra sự gần gũi với tất cả mọi người trong nhà, nhưng có lẽ mọi người trong nhà, nhất là mẹ chồng có thái độ với chị y như chị là người dưng đến gia đình mẹ để xen vào tình cảm của gia đình chị.
Cứ ngỡ thời buổi hiện đại, chị lại có ăn có học, có công việc ổn định, có sự yêu thương của chồng thì cứ nghĩ cuộc sống gia đình sẽ nhẹ nhàng. Vì vậy, ngay từ đâu, chị không may may cái ý nghĩ làm dâu sẽ có nhiều chuyện phức tạp đến như vậy.
Chị bảo chị cũng được người ta "bưng trầu hầu rượu" rước chị về nhà chứ chị có tự dưng bước chân vào nhà mẹ đâu. Ấy vậy mà khi bước chân vào nhà chồng, chị mới thấy có hàng ngàn lý do mà mình không thể ngờ tới được, mà sâu thẳm là xuất phát từ việc nhà chồng không mấy rộng mở với chị, họ luôn có thái độ dò xét và luôn coi con dâu là… khách.
Mẹ chồng nàng dâu luôn là đề tài muôn thưở
Không có chuyện gì lớn lao, chỉ là những điều tủn mủn, cái thái độ sống của mọi người với nhau làm cho không khí trong nhà lúc nào cũng căng như dây đàn. Chị cảm thấy sợ hãi mỗi chiều phải trở về nhà.
Ngày chị mang thai đứa con đầu lòng tưởng mẹ vì cháu mà bớt xét nét chị, nhưng không, tính bà vẫn thế. Thời gian đó, chồng đi công tác xa, vừa mang bầu tôi vừa làm luận văn thạc sĩ. Vất vả lo việc cơ quan, việc nhà, làm luận văn với các bụng to vượt mặt nhưng không được một lời an ủi từ nhà chồng mà nghe những lời bóng gió cay nghiệt: “Mẹ học cho lắm để lấy hết phần con sau này”.
Đã rất nhiều lần chị tủi thân nhưng không dám tâm sự với ai, chồng chị thì quá rõ sự tình, bạn bè thì chị không dám mở lời còn bố mẹ đẻ thì chị lại càng không, chị sợ bố mẹ buồn, vì ông bà luôn nghĩ chị đang hạnh phúc với tổ ấm mới của mình.
Trong thâm tâm chị muốn ra riêng, nhưng vì anh là con trai một nên không thể, bố mẹ chồng cũng đã đến tuổi nghỉ ngơi cần sự chăm sóc của con cái, nhưng với cách đối xử của gia đình anh thì chị không thể sống nổi nếu mọi người trong nhà không thay đổi.
Xin mẹ hãy mở lòng với con
Chị tâm sự, khi lấy chồng, chị xác định chị phải học cách yêu thương với những người trong gia đình chồng, yêu thương gia đình chồng như chính gia đình của mình. Chị muốn có một gia đình vui vẻ, trong ấm ngoài em như bao gia đình khác nên chị cố gắng nhẫn nhịn cho qua mọi chuyện. Thế nhưng, chị thấy điều mình nhẫn nhịn sẽ không đi đến đâu nêu như không có sự hợp tác của tất cả mọi người trong nhà. Điều quan trọng là mọi người phải mở lòng ra với nhau, vượt qua cái tâm lý mẹ chồng - nàng dâu. Thế là chị quyết định viết tâm thư, tâm sự nỗi lòng của mình với mẹ chồng.
Mẹ chồng - nàng dâu cần mở lòng với nhau
"Mẹ ạ, tình cảm gia đình chính do sự vun đắp qua lại từ hai phía. con mong mẹ hãy tin tưởng và đối xử với con như một người con trong gia đình. Con biết con còn trẻ và chắc chắn sẽ có nhiều điều không thể làm hài lòng mẹ, vì vậy nếu con có lỗi gì hoặc làm gì không đúng thì xin mẹ hãy chỉ dạy thay thì thái độ lạnh lùng trách mói, soi mói con. Con luôn sẵn lòng nấu cho cả gia đình những bữa cơm thật tươm tất, nhưng xin mẹ đừng xem điều đó như một bổn phận mà bắt con phải thực hiện răm rắp. Có nhiều lúc con bận rộn, vì con còn phải phấn đấu cho sự nghiệp, thì xin mẹ hãy đỡ đần con một tay.
Con biết mình cũng chẳng phải là một đầu bếp cừ khôi vì vậy không thể lúc nào con cũng có thể nấu kéo mọi bữa ăn, nhưng những lời góp ý chân thành của mẹ sẽ giúp con tiến bộ hơn. Con cũng biết công sinh thành, dưỡng dục của mẹ đối với chồng con như trời bể, nhưng không vì thế mà mẹ đem ra so bì với con. Vì mẹ là một góc riêng trong trái tim của anh ấy mà không ai có thể thay thế được. Anh ấy có đem tiền lương về cho con giữ cũng là cách con học cách chăm sóc, trách nhiệm vun ven gia đình mà một người vợ nào cũng nên làm đúng không mẹ? Có rất rất nhiều điều con muốn tâm sự cùng mẹ, con muốn mẹ hãy hiểu và thông cảm cho con, cũng như cách con muốn hiểu và chia sẻ những nỗi lòng của mẹ. Nhưng để làm được điều đó, con thiết nghĩ mẹ hãy mở lòng và xem con như đứa con gái của mẹ, một đứa con cần được chăm sóc và chở che, mẹ nhé”.
Yeutre.vn